Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Hai

Công hàm Trung Quốc vi phạm chủ quyền VN tại Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay 13 ngư dân
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay 13 ngư dân và tàu cá QNg 95031 TS.
Thông tin này đã được ông Dũng cho biết ngày 4/8 khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 1/8/2009, Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá trên và 13 ngư dân Việt Nam trong khi đang di chuyển tránh áp thấp nhiệt đới tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo ông Dũng, trong công hàm trên, phía Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc nhanh chóng thông báo về tình hình của các ngư dân.

theo TTXVN


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng hôm qua cho biết, công hàm của Trung Quốc phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Trường Sa, quần đảo thiêng liên của Việt Nam giữa Biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trường Sa, quần đảo thiêng liêng của Việt Nam giữa Biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Việt Nam trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc bản Báo cáo quốc gia xác định Ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam, hôm 7/5. Trước đó một ngày, Việt Nam và Malaysia cũng phối hợp trình Liên Hợp Quốc bản Báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: "Việc trình các báo cáo này là việc làm bình thường của quốc gia thành viên nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982".

Trong ngày hôm qua, phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi tổng thư ký Liên Hợp Quốc công hàm phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa. Đề cập đến phản ứng của Việt Nam trước động thái này, ông Lê Dũng nhấn mạnh: "Nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn".

"Một lần nữa, chúng tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa", ông tuyên bố thêm.

Điều 76 của Công ước Luật Biển xác định thềm lục địa của một quốc gia ven biển là đáy biển và lòng đất của phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ quốc gia ven biển đến mép ngoài rìa lục địa. Nếu rìa lục địa nhỏ hơn 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển, thì thềm lục địa của quốc gia ven biển là 200 hải lý. Nếu rìa lục địa của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý, thì quốc gia đó có quyền mở rộng thềm lục địa của mình ra quá 200 hải lý, nhưng tối đa không quá 350 hải lý.

Theo khoản 8 của Điều này, để xác định thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, quốc gia ven biển phải nộp báo cáo lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa với đầy đủ các thông tin đo đạc khảo sát, khoa học, kỹ thuật theo bản hướng dẫn của Ủy ban để chứng minh. Các quốc gia ven biển có thể tự nộp báo cáo toàn diện hoặc báo cáo từng phần và cũng có thể phối hợp với nhau trình báo cáo chung cho Ủy ban. Đối với các quốc gia ven biển đã trở thành thành viên Công ước trước ngày 13/5/1999, trong đó có Việt Nam, thì thời hạn cuối cùng để nộp báo cáo quốc gia là ngày 13/5/2009.

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát toàn diện về tình hình địa chất, địa mạo của thềm lục địa Việt Nam, các cơ quan hữu quan của nước ta đã xây dựng báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía bắc và phối hợp với Malaysia xây dựng báo cáo chung về khu vực phía Nam Biển Đông và đã trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc đúng thời hạn quy định.

(Theo TTXVN, Website Bộ Ngoại giao)




Đề nghị Trung Quốc trao trả vô điều kiện ngư dân Việt Nam
"Thay mặt Ủy ban liên hợp Nghề cá vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, tôi phản đối hành vi của lực lượng tuần tra Trung Quốc và đề nghị đồng chí can thiệp để trao trả vô điều kiện tàu và ngư dân Việt Nam đang bị tạm giữ", đại diện Bộ Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh trong thông điệp gửi lãnh đạo Cục nghề cá Trung Quốc.
Thông điệp được ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục khai thác nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp) phát đi ngày 22/7 trong thư gửi tới ông Lý Kiện Hoa, Cục trưởng Cục nghề cá - Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

"Thay mặt Ủy ban liên hợp Nghề cá vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, tôi phản đối hành vi của lực lượng tuần tra Trung Quốc và đề nghị đồng chí (ông Lý Kiện Hoa) can thiệp để trao trả vô điều kiện tàu và ngư dân Việt Nam đang bị tạm giữ", ông Vĩnh nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Chu Tiến Vĩnh cũng đề nghị ông Lý Kiện Hoa với tư cách Chủ nhiệm trung tâm Chỉ huy Ngư chính Trung Quốc chỉ đạo lực lượng ngư chính nước này phải tuân thủ các quy định của Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa 2 nước, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông mà Việt Nam, Trung Quốc cùng các bên liên quan đã ký.



Thuyền trưởng Dương Văn Thọ (áo xanh) trên chiếc tàu từ Hoàng Sa trở về huyện đảo Lý Sơn vào cuối tháng 6. 12 ngư dân khác của Lý Sơn vẫn bị phía Trung Quốc tạm giữ.. Ảnh: Trí Nguyễn.

Cách đây một tháng, 3 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi với 37 người đã bị lực lượng tuần tra Trung Quốc vô cớ bắt giữ và đòi 210.000 nhân dân tệ tiền chuộc khi đang hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên. Ba ngày sau, 2 tàu cá gồm 25 ngư dân đã về đến Việt Nam an toàn. Tuy nhiên, 12 người cùng 1 tàu cá còn lại vẫn bị phía Trung Quốc tạm giữ. Người nhà của 12 ngư dân này cho biết, hằng ngày họ vẫn nhận được điện thoại của những người bị tạm giữ với yêu cầu phải nộp tiền chuộc mới được thả về.



Lá cờ Tổ Quốc tung bay trên nóc những chuyến tàu ở cảng cá Lý Sơn. Ảnh: Trí Nguyễn.

Không dừng lại các nội dung trên, người đứng đầu Cục khai thác thủy sản còn đề nghị phía Trung Quốc phối hợp cùng các cơ quan chức năng Việt Nam xác minh làm rõ 2 vụ tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu lạ đâm chìm vào ngày 19/5 và 15/7 vừa qua. Trong đó, vụ đâm chìm thứ hai khiến 9 người bị thương, 2 người bị thương nặng. Theo các ngư dân bị nạn, sau khi đâm, tàu lạ đã phóng đi rất nhanh, không thèm quay lại cứu hộ.

Đây là lần đầu tiên Cục có ý kiến chính thức đề nghị Trung Quốc phối hợp truy tìm tàu lạ tấn công tàu cá Việt Nam.

Trao đổi với VnExpress, ông Vĩnh cho biết, 3 đề nghị trên cần được giải quyết trước Hội nghị trù bị lần thứ 6 của Ủy ban nghề cá giữa 2 nước được tổ chức vào giữa tháng 8 tới. "Nếu phía Trung Quốc không đáp ứng đề nghị này, Việt Nam sẽ không tham gia hội nghị", ông Vĩnh nói.

Hội nghị nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc được tổ chức thường niên từ 2004 với mục đích rà soát hoạt động nghề cá trong vùng đánh cá chung trên vịnh Bắc Bộ. Qua đó điều chỉnh việc khai thác theo đúng hiệp định nghề cá giữa 2 nước cũng như điều chỉnh số lượng tàu thuyền được đánh bắt trong khu vực này. Hiện, Việt Nam có gần 1.500 tàu thuyền được cấp phép đánh bắt trong khu vực đánh bắt chung có diện tích chiếm tới 1/3 diện tích vịnh Bắc Bộ.

Theo VnExpress

Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam
Những động thái mới của Trung Quốc, Philippines ở biển Đông
Trong thời gian gần đây, đặc biệt ở thời điểm giáp ngày mà các nước trong khu vực phải trình báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc trước ngày 19/5/2009. Trung Quốc và Philippines đã có bắt đầu có những dấu hiệu gia tăng trên biển Đông. Sau đây là một số ghi nhận về vấn đề này:

Động thái của Philippines

Ngày 19/5/2009, Tư lệnh Hải quân Philippines tuyên bố, hiện nay họ cần khoảng 01 triệu USD để nâng cấp các cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo mà Philippines đã chiếm giữ thuộc quần đảo Trường Sa.

Tư lệnh Hải quân Philippines đã đưa ra lời tuyên bố này ngay sau khi phía Trung Quốc cảnh báo tới các nước trong khu vực nên tránh xa các đảo ở biển Đông và một số khu vực biển lân cận.

Hải quân Philippines đã chiếm đóng ít nhất là 09 đảo thuộc Trường Sa bao gồm các đảo: Thi Tu, Patag, Lawak, Parola, Likas, Panata, Kota, Rizal Reef và Ayungin. Hải quân philippines đã bố trí quân và các cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo này, trong đó đảo Thi Tu (Pag-asa) là đảo lớn nhất, trên đảo này đã xây dựng một sân bay quân sự.

Hiện nay Philippines đang có kế hoạch nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng trên 09 đảo có quân đồn trú này. Đây được coi là một động thái tăng cường khẳng định chủ quyền của Philippines đối với các đảo mà họ đã chiếm đóng bất hợp pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Động thái của Trung Quốc

Sau khi Trung Quốc thành lập Cục Chuyên trách Lãnh hải, đưa ra lời cảnh báo với các nước trong khu vực về các đảo ở biển Đông, đệ trình lên Liên Hợp Quốc những đề nghị bước đầu về biên giới bên ngoài của Thềm lục địa 200 hải lý.

Tiếp đó, Trung Quốc lại công bố lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009.

Ngày 19/5/2009, Trung Quốc tiếp tục điều 02 tàu ngư chính xuất phát từ đảo Hải Nam để bắt đầu đợt tuần tra mới ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trong thời gian 15 ngày, nhằm mục đích kiềm chế sự gia tăng các hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản bất hợp pháp.

Theo ông Zhu Yingrong, một quan chức của Cục Ngư chính cho biết, các tàu tuần tra lần này sẽ thực hiện một nhiệm vụ “như thường lệ nhưng mạnh mẽ”; trong đó bao gồm các hoạt động như tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ các tàu cá Trung Quốc, kiềm chế sự gia tăng đánh bắt cá bất hợp pháp và “tăng cường bảo vệ các quyền lợi và các lợi ích của Trung Quốc ở khu vực này”.

Việt Nam

Những động thái trên của Trung Quốc và của Philippines vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.


Hồng Hạnh (Reuters, earthtimes)


Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Chủ quyền thiêng liêng đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa và Hoàng Sa được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách “Hải ngoại ký sự” của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả phương Tây như Le Poivre(1749), J.Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của nhân dân và Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo này. Cụ thể như Tờ lệnh từ thời Minh Mạng điều động người của Lý Sơn, Quảng Ngãi ra Hoàng Sa, hàng nghìn dấu tích hiện còn ở nơi đây cho thấy, từ thời chúa Nguyễn định đô đất phương Nam đã cử người dân nơi đây bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn (phải) đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và tộc họ Đặng trao tờ lệnh quý liên quan đến quần đảo Hoàng Sa cho ông Vũ Anh Dũng - Ảnh: Minh Thu


Cho đến ngày nay Hoàng Sa vẫn còn hạn hữu ngay cả trong câu hát ru của các bà các mẹ “Hoàng Sa trời nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về”. Bởi “không về” nên dân Lý Sơn đã xây những ngôi mộ gió để tưởng nhớ những con em Lý Sơn và các vùng duyên hải tỉnh Quảng Ngãi, đã vâng mệnh triều đình, lên đường ra Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Âm Linh tự- nơi tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Hàng trăm năm sau thời chúa Nguyễn định đô đất phương Nam sang thời Tây Sơn rồi các vua triều Nguyễn, hàng nghìn lượt con em Lý Sơn đã giong buồm trực chỉ Hoàng Sa.

Những ngôi mộ gió lính Hoàng Sa ở Lý Sơn

Những vết tích còn lại như Đình An Vĩnh, là nơi tế lễ trời đất, tổ tiên làm lễ xuất quân cho các đội trước khi đi ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Đình An Vĩnh

Những di sản văn hoá vật thể như (đình An Vĩnh, Âm linh tự, mộ gió) và di sản văn hoá phi vật thể như (Lễ khao lề thế lính, những câu hát ru) đó là những dấu tích liên quan đến hoạt động của nhân dân và Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo này.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Theo ông Dương Trung Quốc: những bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…


Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”


Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), đã mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.


Bãi cát vàng trong Phủ Biên Tạp Lục của Quý Đôn (1776)

Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Đại Nam Nhất thống toàn đồ (Đời Minh Mạng 1802-1845)

Ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết vào phúc tấu của bộ Công rằng :”Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”.

Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại Kho lưu trữ trung ương 1 ở Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.

Trên đây chỉ là một số những bằng chứng có liên quan tới các hoạt động ở Trường sa và Hoàng Sa của nhân dân và Nhà nước ta.

(Bài viết có sử dụng các số liệu của Tập sách Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam được NXB Trẻ ấn hành năm 2008)



Sừng sững tượng đài Hải đội Hoàng Sa
Gắn biển cho tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. (Ảnh VNE)
Một vị cai đội chỉ tay về hướng biển Đông, tay kia đặt lên cột mốc chủ quyền làm bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m có khắc dòng chữ Hán Nôm:“Vạn lý Hoàng Sa” khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Sáng nay cụm tượng cao 4,5m trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã được khánh thành và gắn biển "Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải".

Đây là cụm tượng 3 người lính, gồm một vị cai đội (suất đội trưởng) chỉ tay về hướng biển Đông, tay kia đặt lên cột mốc chủ quyền làm bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m có khắc dòng chữ Hán Nôm: “Vạn lý Hoàng Sa”. Đứng hai bên là hai dân binh, trong đó có một người cầm ngọn giáo và một người vác lưới trên vai, cùng đồng hành với vị cai đội thực thi nhiệm vụ giong buồm ra biển Đông bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Cụm tượng do Công ty TNHH Hoàn Hảo (Ninh Bình) và nhà điêu khắc Hà Trí Dũng phối hợp với UBND huyện Lý Sơn xây dựng, nhằm khẳng định chủ quyền VN đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đây là một hạng mục nằm trong dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn do Sở Văn hóa - thể thao và Du lịch Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, với tổng vốn hơn 15 tỷ đồng. Trong đó, cụm tượng đài đội Hoàng Sa Bắc Hải có vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng.

Dự kiến, đến ngày 2/9, toàn bộ hạng mục của dự án này sẽ đưa vào hoạt động phục vụ khách tham quan.

Vào thời triều Nguyễn, nhiều ngư dân ở đảo Lý Sơn nhận được tờ lệnh tòng quân, gia nhập hải đội Hoàng Sa để đi làm nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền VN trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Một tờ lệnh như vậy đã được dòng họ Đặng ở Lý Sơn gìn giữ suốt hơn 100 năm qua, vừa mới được hậu duệ tộc họ hiến tặng cho Nhà nước như một bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN đối với hai quần đảo này.

(Theo VNE

Trần Hoàn

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ah, cool!

Mr - DeLL

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới