Mặc dù nhận được một khoản tài chính khổng lồ từ ngân sách quốc gia nhưng CIA vẫn còn rất nhiều nguồn thu ngầm khác để chi cho những hoạt động chống phá Chính phủ các nước và chi cho bộ máy nhân viên cồng kềnh của mình. Một trong những nguồn thu đó là buôn bán ma túy. Nhiều sĩ quan của CIA dũng cảm đứng ra tố cáo đều bị thủ tiêu ngầm.
Nhân viên phải bỏ nghề vì đứng ra tố cáo sự thật
Vào tháng 4/1998, Celerino Castillo, điệp viên cấp cao kỳ cựu của Cơ quan Chống thuốc phiện (DEA) đã cung cấp cho Ủy ban tình báo của Thượng nghị viện Mỹ một tin gây chấn động: chính ông đã tận mắt chứng kiến sự đồng lõa công khai của các đồng nghiệp trong việc buôn bán và vận chuyển thuốc phiện vào nước Mỹ. Castillo là một trong những mật vụ hàng đầu của DEA hoạt động ở Trung và Nam Mỹ từ năm 1984 đến 1990, sau đó trở thành người đứng đầu của DEA trong chiến dịch chống lại chính quyền El Salvado.
Khi còn làm việc, hàng ngày ông tiếp xúc trực tiếp với nhân viên “hợp đồng” của CIA và bận rộn với cuộc chiến chống nạn buôn thuốc phiện từ Colombia vào Mỹ. Trong quá trình điều tra, ông đã phát hiện ra rằng, người tiếp tay cho hoạt động ông đang phòng chống chính là... CIA.
Sau khi đã thu thập một số lượng chứng cứ về những hoạt động bất hợp pháp của CIA, Castillo đã tố cáo cơ quan này. Tuy nhiên, ông đã thất vọng với các sếp trên của mình ở Washington sau khi họ từ chối phanh phui sự việc. Cuối cùng, Castillo đã quyết không giữ yên lặng đối với một vấn đề nghiêm trọng như vậy. Ông đã xuất bản một cuốn sách gây tiếng vang đối với dư luận, cuốn sách mang tên “Powerburn”, nội dung đã được trang web www.copvcia.com của ông chủ truyền thông Mike Rupper đăng tải.
Sở dĩ CIA nhúng tay vào buôn bán thuốc phiện là nhằm tăng ngân sách để chi cho tổ chức Contra có trụ sở ở Nicaragua, với nhiệm vụ là lật đổ chính phủ phái tả ở El Salvado. Trước đó, Quốc hội Mỹ đã không ủng hộ CIA làm chuyện này. Do vậy mà CIA không được nhận khoản ngân sách để chi cho hoạt động trên. Điều này buộc Giám đốc CIA là Bill Casey phải tìm một nguồn tài chính khác. Chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm thêm nguồn tài chính là Đại tá Oliver North ở Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ.
North đã tận dụng triệt để những lợi thế của CIA để kiếm thêm nguồn tài chính cho tổ chức này. Các hoạt động buôn bán ma túy của North không được mọi người biết đến trong nhiều năm liền mãi cho tới khi có một loạt các bài viết được đăng tải trên tờ San Jose Mercury News vào tháng 8/1996.
Tờ báo gọi hành động này là “Liên minh của những bóng đen” và khẳng định nguyên nhân bùng nổ nạn sử dụng ma túy ở Los Angeles trong suốt những năm 80 của thế kỷ trước là do ông trùm buôn thuốc phiện trên gây ra. Ông ta có mối liên hệ thân thiết với lực lượng Contra - “con đẻ” của CIA. Tờ San Jose Mercury News cũng tố cáo rằng, chính CIA đã thông đồng với những kẻ buôn thuốc phiện nên hành động của bọn chúng mới trót lọt. Các bài viết của phóng viên nổi tiếng Gary Webb trên tờ San Jose Mercury News đã gây ra một cú sốc toàn nước Mỹ, buộc các quan chức Mỹ phải vào cuộc.
Để phủ định cho những hành động bất chính của mình, CIA đã lập một nhóm phóng viên đồng minh để chống lại nhà báo Gary Webb và tờ báo của ông. Trong vòng một năm, Gary Webb đã bị lung lay tinh thần và biên tập viên của tờ báo này đã phải rút lại các bài phóng sự đã đăng và đẩy Gary Webb vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. CIA đã rêu rao rằng, Webb không có “chứng thực” trong bài viết. Cuối cùng Webb đã bị đẩy đến làm việc ở một căn phòng đen tối và nhỏ bé của tờ báo để mọi người lãng quên ông đi.
Do bị khinh bỉ quá mức, Webb đã từ chức và đến làm việc cho Quốc hội Mỹ. Hai năm sau đó, CIA đã thừa nhận rằng, nhà báo Webb đã hoàn toàn viết đúng sự thật khi cơ quan tình báo này bị buộc phải tiết lộ một sự dàn xếp “bí mật” với Bộ Tư pháp Mỹ. Sự thỏa thuận này đảm bảo rằng những người buôn bán ma túy được coi như những “con cưng” hay những “nhân viên hợp đồng” của CIA và họ sẽ không bị truy tố trước pháp luật. Điều luật này có nguồn gốc từ năm 1954 khi Bộ Tư pháp Mỹ chấp thuận cho CIA quyền tự do quyết định nếu bất kỳ một hoạt động bất hợp pháp nào của cơ quan này bị truy tố.
Nhiều người còn nói rằng, CIA buôn thuốc phiện có tính chuyên nghiệp. Trước khi CIA được thành lập vào năm 1947, tiền thân của tổ chức này là Văn phòng Cục chiến lược (OSS) cũng đã có những hoạt động bất chính. Khi đó, đã bắt đầu hình thành một hợp đồng giữa Allen Dulltha (người sau đó đã trở thành giám đốc của CIA) và một số tên phát xít sát nhân Nazi SS. Những tên này đang cố gắng thoát khỏi bị truy tố là tội phạm chiến tranh sau Thế chiến thứ II kết thúc.
Tướng Karl Wolff, một nhân vật chóp bu của Chính phủ Mỹ khi đó đã nắm giữ một loạt các cuộc gặp bí mật với Dulles, người đứng đầu của OSS ở Thụy Sĩ. Hai nhân vật này đã thẳng thắn đưa ra một thỏa thuận - trực tiếp chống lại những sắc lệnh được Tổng thống Roosevelt phê chuẩn. Điều này đã giúp cho nhóm phát xít Nazi SS thoát khỏi bị truy tố, đổi lại những tên này phải đồng ý làm việc bí mật cho CIA để chống lại Nga trong cuộc Chiến tranh lạnh.
Cựu điệp viên Celerino Castillo (trái) - người từng tố cáo những làm ăn khuất tất của CIA. |
Kể từ khi OSS không có tiền để tài trợ cho mạng lưới bí mật này, Dulles đã chấp nhận cho những tên phát xít trên tạo ra nguồn tài chính từ những kho nha phiến khổng lồ, số vàng cướp bóc được và hàng loạt ngân khố Anh giả của tổ chức này. Những sản phẩm này đã được đưa sang Áo vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh và đã được giấu kín. Sau đó chúng đã được bán trên thị trường chợ đen và chiến lợi phẩm này đã được sử dụng để cung cấp tài chính cho mạng lưới Nazi SS-OSS.
Thủ đoạn này đã thành công đến nỗi mà sau đó nó đã trở thành một phương pháp có sức hấp dẫn mạnh mẽ bảo đảm cho hoạt động ngầm của CIA ít bị phát hiện và hiệu quả.
Lũng đoạn thị trường thuốc phiện ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, CIA cũng đã tung ra hàng loạt các hoạt động bất hợp pháp. Cơ quan tình báo này và các thuộc hạ của mình ở phía Việt Nam cộng hòa đã tất bật rao bán một khối lượng khổng lồ hêrôin lấy từ khu vực Tam Giác Vàng của Đông Nam Á. Trước đó, thực dân Pháp đã kiểm soát hoạt động buôn bán thuốc phiện ở đây. Sau Thế chiến thứ II, thực dân Pháp đã đồng ý cho các thành viên của thế giới tội ác quản lý hoạt động buôn bán thuốc phiện dưới danh nghĩa là Cục Tình báo Quân sự Pháp. Đây là kế hoạch tuyệt mật với tên gọi là Operation X. Thuốc phiện thô đã được người dân tộc Mông ở Việt Nam trồng, sau đó được đưa đến Sài Gòn, tại đây chúng được chuyển giao cho những tên cướp ở Bình Xuyên để phân phối cho toàn thành phố. Vào giai đoạn này, các thành viên của thế giới tội ác đã đảm nhiệm một phần của công việc là chuyển chúng tới Marseilles của Pháp bằng đường biển và sau đó là đưa sang Mỹ. Đại tá Hải quân Sanvani của Cục Tình báo quân sự Pháp đã giám sát toàn bộ hoạt động này. Sau sự thất bại ê chề ở Điện Biên Phủ năm 1954, Pháp bắt đầu rút quân khỏi Đông Dương. Nhân sự kiện này, CIA đã phái đặc vụ cấp cao Edward Lansdale tới Sài Gòn. Trước đó một năm, trong cuộc điều tra tìm kiếm sự thật ở Đông Dương, Lansdale đã biết được sự tồn tại của Operation X. Khi CIA nhảy vào, đã có các cuộc thanh toán lẫn nhau giữa bè phái của Cục Tình báo quân sự Pháp với các thuộc hạ của Lansdale, và giám đốc CIA thời đó là Allen Dulles đã theo dõi rất sát sao sự việc này. Các cuộc chiến công khai đã diễn ra trên các đường phố và Lansdale đã không dưới một lần cận kề với cái chết. Tuy nhiên, sau đó quân Pháp đã rút lui hoàn toàn, Mỹ đã nhảy vào và hoạt động buôn bán thuốc phiện bắt đầu phát triển nhanh chóng. Ngay cả sau khi cuộc chiến ở Việt Nam kết thúc, CIA vẫn còn gặt hái được những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ vận chuyển hêrôin từ Tam Giác Vàng đến các nơi trên thế giới. Sự thật này chỉ được biết đến sau khi đại tá Bo Gritz tiết lộ vào những năm cuối của thập niên 80 thế kỷ trước. Gritz là một nhân vật gan dạ trong Lực lượng đặc biệt của Mỹ. Năm 1989, Gritz đã cùng với hai người khác đến vùng xa xôi hẻo lánh Shanland, nằm ở phía bắc Myanma. Người dân ở vùng Shanland sống dưới quyền cai trị của Tổng tư lệnh Khun Sa. Ông này có 10.000 quân lính điều hành hoạt động kinh doanh ở Tam Giác Vàng. Khun Sa từng nói với Gritz trong cuộc gặp mặt rằng, Chính phủ Mỹ đã mua toàn bộ số lượng thuốc phiện mà họ sản xuất ra hàng năm. Năm 1989, Mỹ mua là 900 tấn nhưng đến năm 1992 thì số lượng mua tăng lên đến 3.000 tấn. Vô cùng sốc với hành động này, Gritz đã sắp xếp để quay trở lại gặp Khun Sa 5 tháng sau đó. Lần này, ông đã ghi âm lại cuộc nói chuyện với con người xảo trá này. Khun Sa đã tiết lộ rằng, quan chức Chính phủ Mỹ (thực ra là người của CIA) mà ông đã có bản hợp đồng làm ăn là Richard Armitage, trợ lý của Bộ Quốc phòng Mỹ. Mỹ Latinh - Khu vườn trồng thuốc phiện cấp cho CIA CIA còn tham gia vào một số hoạt động bất chính ở Trung và Nam Mỹ. Trước đây, Đại tá Manuel Noriega của Panama đã thừa nhận là “con cưng” của CIA. Vào năm 1975, ông ta đã tham gia chương trình hoạt động đen tối của CIA có tên Operation Watch-Tower. Nhân viên của hoạt động này có nhiệm vụ chở một khối lượng lớn cocain bằng tàu từ Botaga, Colombia tới Panama và Mỹ để tiêu thụ. Được chỉ đạo bởi những nhân vật của CIA là Edwin Wilson và Frank Terpil. Ngoài ra, hoạt động này còn được hỗ trợ bởi nhân viên của mật vụ tình báo nước ngoài của Israel là Mossad. Hai phái đoàn của Watch-Tower đã được chỉ huy bởi Đại tá Edward P. Cutolo, sĩ quan chỉ huy của Tổ lực lượng đặc biệt số 10 có trụ sở ở Fort Denvens, thuộc bang Massachusetts. Vào tháng 3 và tháng 4/1976, Cutolo và những nhân viên của mình đã bí mật đột nhập vào Colombia nơi mà họ đã đặt ba chiếc máy bay có thiết bị điện tử có thể hướng dẫn đường đi. Chúng được trang bị để cho phép nhân viên lái máy bay của CIA an toàn tìm ra đường của mình từ Botaga tới Panama. Trong vòng 51 ngày, 70 chuyến bay đã bay dọc theo con đường này. Tất cả đã tống đầy cocain. Máy bay đã hạ cánh an toàn ở sân bay Albrook Air của Panama. Sau đó được bốc dỡ đến một nơi bí mật với sự giám sát của Đại tá Manuel Noriega, mật vụ Edwin Wilson của CIA và một số nhân vật của Cơ quan Tình báo Mossad - Israel. Wilson sau đó đã nói với Đại tá Cutolo rằng, Watch-Tower phải duy trì bí mật kẻo không nó sẽ trở thành rắc rối khi Chính phủ Mỹ biết. Ông nói thêm: “Có những hoạt động tương tự đang được thực hiện ở mọi nơi trên thế giới bao gồm cả Tam Giác Vàng ở Đông Nam Á và ở Pakistan. Lợi nhuận từ buôn bán narcotic đã được rửa tiền thông qua hàng loạt các ngân hàng ở Panama, Thụy Sĩ và Mỹ”. Với nguồn thu nhập này, CIA đã tài trợ cho những lực lượng quân sự để chống lại chủ nghĩa cộng sản ở nhiều nước. Do muốn biết rõ sự thật nên Cutolo bắt đầu điều tra tất cả các hoạt động trên. Lo ngại nguy hiểm đến tính mạng của mình, Cutolo đã chuẩn bị và ký một bản khai chi tiết. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, Cutolo đã bị ám sát. Bốn nhân viên cao cấp khác của Lực lượng đặc biệt, những người thân cận với Cutolo, tin rằng Cutolo đã bị giết hại bởi vì ông đang làm rõ những quan chức chính phủ cấp cao có dính líu đến Watch-Tower. Tiếp bước Cutolo, bốn nhân viên này tiếp tục điều tra sự việc trên. Nhưng từng người một, họ đã chết trong những hoàn cảnh bí ẩn. Bất chấp sự chấm dứt của cuộc Chiến tranh lạnh tình hình buôn bán thuốc phiện của CIA vẫn tiếp tục phát triển. Nhưng nhiều người còn cho rằng, CIA vẫn nhúng bàn tay của mình vào các hoạt động phi pháp nhằm gây quỹ để chống lại chủ nghĩa cộng sản, chống lại những chính quyền mà họ cho là “ngứa mắt” và để chi cho guồng máy nhân viên khổng lồ của mình đang hoạt động ở khắp địa cầu |
Văn Nguyễn (tổng hợp) |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét