Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Tư

Hoàng Sa


Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; tiếng Trung Quốc: 南沙群岛 - Nam Sa quần đảo; tiếng Filipino và tiếng Tagalog: Kalayaan; tiếng Malay và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly) là nhóm gồm hơn 100 đảo nhỏ và đảo đá ngầm đang trong tình trạng tranh chấp ở Biển Đông.

Nằm trong Biển Đông, quần đảo Trường Sa được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt, hiện vùng mở rộng (diện tích) của nó vẫn còn chưa được biết và đang trong vòng tranh cãi. Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc, mỗi nước đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo; trong khi Brunei, Malaysia và Philippines, mỗi nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần. Những nước tham gia tranh chấp này có quân đội đóng trên từng phần của quần đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đảo đá ngầm khác nhau. Đài Loan chiếm một trong những đảo lớn nhất, đảo Ba Bình. Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc chiếm đảo đá ngầm Vành khăn (Mischief reef) từ tay Philippines, gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị lớn ở Đông Nam Á, đặc biệt với Philippines. Đầu năm 1999, những cuộc tranh cãi lại tăng lên khi Philippines tuyên bố rằng Trung Quốc đang xây dựng đồn bốt quân sự trên đảo đá ngầm này. Mặc dầu những tranh cãi sau đó đã giảm bớt một chút, nhưng chúng vẫn là một trong những nguyên nhân có thể gây ra một cuộc chiến lớn ở Đông Nam Á với sự tham gia của Trung Quốc hay một cuộc chiến nhỏ hơn giữa các nước tuyên bố chủ quyền khác.

Địa lý và phát triển kinh tế
* Tọa độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông
* Diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5 km²
o Ghi chú: gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông
* Đường bờ biển: 926 km
* Đơn vị hành chính (là những tuyên bố chủ quyền của các nước về một phần hay toàn bộ nhưng chưa có cột mốc biên giới):
o Việt Nam: huyện Trường Sa, Khánh Hoà.
o Philippines: thuộc tỉnh Palawan.
o Đài Loan: thuộc thành phố Cao Hùng.
o Trung Quốc: thuộc tỉnh Hải Nam.
o Malaysia: thuộc tỉnh Sabah.
* Khí hậu: nhiệt đới
* Địa thế: phẳng
* Độ cao:
o điểm thấp nhất: Biển Đông (0 m)
o điểm cao nhất: vị trí không đặt tên ở đảo Song Tử Tây (4 m)
* Thảm hoạ thiên nhiên: bão; nguy hiểm cho giao thông đường biển bởi vì nhiều đảo đá ngầm và bãi nông.

Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa. Có khoảng hai mươi đảo, trong đó đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất, được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình thường. Các nguồn lợi thiên nhiên gồm: cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn chưa được xác định. Ngoài nghề cá, các hoạt động kinh tế khác bị kiềm chế do tranh chấp chủ quyền. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Các khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại còn ít thực hiện. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng hay bến tàu nhưng có bốn sân bay trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông.

Sự có mặt của con người

Dấu ấn sớm nhất ghi lại được của con người với quần đảo Trường Sa là từ khoảng năm thứ 3 trước Công nguyên. Điều này dựa trên một số phát hiện rằng những người đánh cá, đa số là cư dân từ Vương quốc Chăm Pa cổ của Việt Nam hoặc cư dân cổ xuất phát từ đảo Hải Nam và các vùng đất nay là các quận ở tỉnh Quảng Đông đã đến quần đảo Trường Sa, và các đảo khác ở vùng Biển Đông để đánh cá hàng năm. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thỉnh thoảng có một số thuỷ thủ từ một số nước lớn châu Âu (gồm hoặc Richard Spratly hoặc William Spratly) đến quần đảo Trường Sa, từ đó quần đảo có cái tên tiếng Anh là Spratly và tên này được thừa nhận chung, nhưng các nước châu Âu hồi đó còn ít chú ý đến quần đảo này. Đa số các tên tiếng Anh của các đảo, đảo nhỏ và đảo chìm được những ngư dân Việt Nam hay Trung Quốc đặt. Các tàu Đức đến nghiên cứu quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa năm 1883 nhưng cuối cùng đã rút lui sau khi có những phản ứng từ phía nhà Nguyễn của Việt Nam.

Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi Cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Ông miêu tả đó là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu ghi chép Việt Nam vào thế kỷ 17 nhắc đến các hoạt động kinh tế được tài trợ của chính phủ dưới triều nhà Lê từ 200 năm trước đó. Nhà Nguyễn đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu địa lý về các đảo từ thế kỷ 18.
đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa (hiện nay thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa)

Các bản đồ về địa lý cổ của Trung Quốc có vẽ quần đảo Trường Sa nhưng không tỏ rõ các đảo là lãnh thổ Trung Quốc. Thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Chính phủ Bảo hộ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay cho Việt Nam, lúc đó đang nước thuộc địa của Pháp. Họ chiếm đóng một số đảo thuộc
Trường Sa, gồm cả đảo Ba Bình, và xây các trạm khí tượng trên hai đảo, và sau đó quản lý chúng như một phần lãnh thổ của Đông Dương thuộc Pháp. Sự chiếm đóng này bị chính phủ quốc gia Trung Quốc phản đối bởi vì theo họ thì khi các tàu chiến của Pháp tới chín đảo thì trên biển có một số ngư dân gốc Trung Quốc đánh cá, theo họ thì các ngư dân này đã xé cờ Pháp sau khi tàu của Pháp rời khỏi đảo. Sau đó, Nhật Bản chiếm một số đảo trong Thế chiến thứ hai, và sử dụng các đảo này làm căn cứ tàu ngầm cho các chiến dịch ở Đông Nam Á. Dưới thời đó, những đảo này được gọi là Shinnan Shoto (新南諸島 - "Đảo Mới phía Nam"), cùng với quần đảo Hoàng Sa được đặt dưới sự cai trị của Chính quyền Nhật tại Đài Loan. Sau khi Nhật Bản bị đánh bại, Quốc Dân Đảng tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa (gồm cả đảo Ba Bình) và chấp nhận sự đầu hàng của người Nhật. Nhật Bản rút bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo vào năm 1951 theo Hiệp ước Hoà bình San Francisco. Trong hiệp ước với Cộng hoà Trung Hoa, Nhật một lần nữa rút bỏ chủ quyền khỏi các đảo cùng với Hoàng Sa, Đông Sa (Pratas) và các đảo đã chiếm của Trung Quốc. Tuy nhiên, Quốc Dân Đảng đã rút khỏi Trường Sa và Hoàng Sa khi họ bị các lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối lập đánh bại năm 1949.

Khi người Pháp rời Việt Nam, các Hải lực Việt Nam Cộng hòa chính thức thay thế Pháp thực hiện chủ quyền đóng giữ Trường Sa.

Tranh chấp chủ quyền

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy quần đảo Trường Sa không chỉ đơn giản là một mối nguy cho tàu chở hàng đi qua đó là khi vào năm 1968 người ta tìm thấy dầu mỏ trong vùng. Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vùng quần đảo Trường Sa có chứa trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỷ tấn (1,60 × 1010 kg), so với 13 tỷ tấn (1,17 × 1010 kg) của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Đương nhiên, tiềm năng trữ lượng dầu khí to lớn này góp phần làm tình hình thêm căng thẳng và thúc đẩy các nước trong vùng tuyên bố có chủ quyền. Ngày 11 tháng 3 năm 1976, cuộc thám hiểm dầu khí lớn đầu tiên của Philippines được tiến hành ngoài khơi Palawan, trong khu vực quần đảo Trường Sa, và các khu khai thác ở đó hiện chiếm năm mươi phần trăm toàn bộ số dầu tiêu thụ tại Philippines.

Các nước tuyên bố chủ quyền không cấp giấy phép khai thác ngoài khơi trong vùng đảo vì sợ gây ra một sự xung đột lập tức. Các công ty nước ngoài cũng không đưa ra bất kỳ một cam kết nào về việc khai thác vùng này cho đến khi tranh cãi về lãnh thổ được giải quyết hay các nước tham gia đạt được thoả thuận chung.

Một động cơ khác để tranh chấp là trữ lượng khai thác cá thương mại của vùng biển quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên. Trung Quốc đã dự đoán rằng Biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến một nghìn tỷ đôla. Đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa Philippines và các nước khác - đặc biệt là Trung Quốc - về những tàu đánh cá nước ngoài trong Vùng đặc quyền kinh tế của họ và báo chí cũng thường đưa tin về những vụ bắt giữ ngư dân Trung Quốc.

Vùng này cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua kênh Suez và gấp năm lần lượng tàu qua Kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông.

Có nhiều ám chỉ rằng Trung Quốc đã sáp nhập và chiếm các đảo không phải chỉ vì mục tiêu khai thác tài nguyên mà còn để giám sát các hoạt động trên biển Đông. Ví dụ, đá Vành Khăn là một điểm lý tưởng để quan sát các tàu của Hải quân Mỹ chạy qua vùng biển phía tây Philippines. Việc Trung Quốc chiếm đảo này cũng có thể có mục đích đối chọi với Đài Loan hơn là với Philippines bởi vì Trường Sa nằm ngang vùng biển thiết yếu của Đài Loan. Đó cũng có thể chỉ đơn giản là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm thông báo sự củng cố quyền bá chủ trong vùng của họ.

Một xô xát diễn ra liên quan tới một tàu dân sự vào ngày 10 tháng 4 năm 1983, khi một du thuyền của Đức bị bắn chìm. Không ai bị coi là chịu trách nhiệm về vụ này.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm các đảo ở Trường Sa. Họ đã bắn chìm ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Kết quả 74 [1]chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam tử nạn giữa biển khơi, sau đó Trung Quốc chiếm giữ sáu đảo nhỏ trong một vùng từng nằm dưới sự quản lý của Việt Nam.

Vào tháng 4 năm 1988, một tháng sau vụ tấn công chiếm đóng, Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Để trả lời cho những lo ngại ngày càng tăng bởi các nước có bờ biển ở vùng biển quần đảo Trường Sa về sự xâm phạm của các tàu nước ngoài đối với tài nguyên thiên nhiên của họ, Liên hiệp quốc đã họp và ra Công ước Quốc tế về luật biển (UNCLOS) năm 1982 để xác định các vấn đề về các biên giới biển quốc tế. Về những lo lắng trên, chúng được giải quyết rằng một nước có đường bờ biển có thể tuyên bố 200 dặm hàng hải quyền tài phán từ biên giới đất liền của mình. Tuy nhiên UNCLOS không thể giải quyết vấn đề làm thế nào để giải quyết các tranh chấp chồng lấn và vì thế tương lai của quần đảo vẫn còn mờ mịt.

Năm 1984, Brunei lập ra một vùng đặc quyền đánh cá bao gồm cả đảo ngầm Louisa ở phía nam quần đảo Trường Sa, nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền hòn đảo. Sau đó, vào năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa lại đụng độ ở biển về quyền sở hữu đảo ngầm Johnson thuộc Trường Sa. Tàu chiến Trung Quốc đánh đắm các tàu chở đội quân đổ bộ Việt Nam. Hai nước bình thường hoá quan hệ vào năm 1991 và Chủ tịch Giang Trạch Dân sau đó đã hai lần viếng thăm Việt Nam, nhưng hai nước vẫn đối đầu về tương lai của Trường Sa.

Năm 1992, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam trao các hợp đồng thăm dò dầu khí cho các công ty Mỹ trên vùng chồng lấn ở Trường Sa; và vào tháng 5 năm 1992, Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Crestone Energy (một công ty Mỹ có trụ sở ở Denver, Colorado) đã ký một hợp đồng hợp tác để cùng thăm dò Wan'an Bei-21 block, một vùng rộng 25.155 km² ở phía tây nam Biển Đông gồm cả các vùng quần đảo Trường Sa. CNOOC cung cấp các dữ liệu về địa chất và các thông tin khác về đáy biển vùng đó trong khi Crestone đồng ý chịu mọi chi phí và tiếp tục tiến hành thăm dò địa chất và khoan trong vùng. Hợp đồng được kéo dài tới năm 1999 sau khi Crestone thất bại trong việc hoàn thành thăm dò. Một phần trong hợp đồng của Crestone bao gồm cả hai block 133 và 134 của Việt Nam nơi Petro Vietnam và ConocoPhillips Vietnam Exploration & Production, một đơn vị của ConocoPhillips, đã đồng ý đánh giá khả năng vào tháng 4 năm 1992. Điều này dẫn tới một sự chạm trán giữa Trung Quốc và Việt Nam, với việc mỗi nước đều yêu cầu rằng bên kia huỷ bỏ hợp đồng của mình. Xung đột cấp độ cao hơn nữa diễn ra đầu năm 1995 khi Philippines tìm thấy một kết cấu quân sự đầu tiên ở đảo ngầm Mischief, 130 dặm biển ngoài khơi Palawan. Việc này thúc đẩy chính phủ Philippines đưa ra một kháng cáo chính thức đối với sự chiếm đóng hòn đảo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Hải quân Philippines bắt giữ sáu mươi hai ngư dân Trung Quốc ở bãi cát ngầm Half Moon, cách Palawan 80 kilômét. Một tuần sau, sau sự xác nhận của Fidel V. Ramos về việc ra lệnh tăng cường cho các lực lượng quân sự trong vùng, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố rằng kết cấu đó là các chòi tạm dành cho ngư dân.

Tiếp theo sự tranh cãi đó, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và các nước thành viên ASEAN, với sự môi giới của ASEAN, đã đạt được một thoả thuận rằng một nước sẽ thông báo tới các nước còn lại về hành động quân sự của mình bên trong vùng lãnh thổ tranh chấp và sẽ không tiến hành xây dựng thêm các công trình. Thoả thuận nhanh chóng bị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Malaysia xâm phạm. Tuyên bố rằng vì bị hư hại do bão, bảy tàu Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiến vào vùng đó để sửa "các chòi ngư dân" ở đảo ngầm Panganiban. Malaysia xây dựng một kết cấu trên Investigator Shoal và đổ bộ tại đảo ngầm Rizal, cả hai chỗ này đều nằm bên trong vùng EEZ của Philippines. Để trả đũa Philippines trao phản đối chính thức, yêu cầu dỡ bỏ các kết cấu đó, tăng cường tuần tra hải quân ở Kalayaan và mời các nhà chính trị Mỹ tới giám sát các căn cứ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bằng máy bay.

Tới năm 1998, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiếp tục sự sáp nhập các đảo của mình, đặt các cột mốc lãnh thổ hay phao trên bãi cát Thomas thứ nhất và thứ hai, bãi cát Pennsylvania, bãi cát Half Moon và đảo san hô vòng Sabina cùng đảo Jackson, vùng quần đảo Trường Sa được đưa vào danh sách một trong tám điểm nóng xung đột trên thế giới. Cuối năm 1998, các căn cứ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã bao quanh các tiền đồn của Philippines. Một sỹ quan Hải quân hoàng gia Anh phân tích các bức ảnh chụp các kết cấu của Trung Quốc và tuyên bố rằng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa "có lẽ đang chuẩn bị chiến tranh". Quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh đã xấu đi tới mức sắp xảy tới xung đột.

Đầu thế kỷ 21, như một phần trong chính sách ngoại giao lúc đầu được gọi là "khái niệm an ninh mới" và "sự lớn mạnh của Trung Quốc hoà bình", Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giảm bớt chạm trán ở quần đảo Trường Sa. Gần đây Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiến hành thương lượng với các nước ASEAN nhằm mục đích thực hiện đề xuất tự do thương mại giữa 10 nước tham gia. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ASEAN cũng đã thoả thuận đàm phán để đưa ra một bộ luật ứng xử nhằm giảm căng thẳng tại các đảo tranh chấp. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, một thoả thuận đã ra đời, công bố mong ước của các nước liên quan giải quyết vấn đề chủ quyền "mà không sử dụng thêm nữa vũ lực". Tháng 11 năm 2002, một tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký kết, làm giảm căng thẳng nhưng không phải là một bộ luật ứng xử mang tính bắt buộc.

Vào năm 2007 Việt Nam và hãng BP của Anh đang chuẩn bị thực hiện dự án trị giá hai tỷ đôla lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ hai mỏ khí ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam đồng thời tổ chức bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XII sẽ được tiến hành ngày 20/5 tại quần đảo Trường Sa thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lão Tần Cương nói trong buổi họp báo thường kỳ "Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển" mà hai bên đã đạt được. Lão Tần Cương gọi đây là hành động "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc và Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam" trong lúc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức nước này. Trong khi phía Trung Quốc lại cho các công ty dầu khí, mà điển hình là PetroChina, thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp[1].

Sau đó vào tháng 6 năm 2007 phát ngôn nhân của BP Plc, ông David Nicholas, nói rằng hãng này thấy rằng "nên ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề". Khu thăm dò địa chấn, lô 5.2, mà BP dự định tiến hành nằm ở giữa Việt Nam và quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Việt Nam khoảng 370 km. Tuy nhiên người phát ngôn của BP lại nói với Reuters rằng công việc tại các lô 5.2 và 5.3 là kế hoạch lâu dài chứ không phải trước mắt[2].

Trung Quốc ngày càng gây hấn bằng vũ lực trên quần đảo Trường Sa. Vào tháng 4 năm 2007 đã bắt 41 ngư dân Việt Nam và chỉ trả tự do cho họ sau khi những người này nộp phạt. Đến ngày 9 tháng 7 tàu Hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km làm chìm một thuyền đánh cá của Việt Nam, ít nhất một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương. Nguyên nhân chính dẫn tới các mâu thuẫn gữa hai nước là trữ lượng trên 600 triệu thùng của Việt Nam mà Trung Quốc tuyên bố nằm trong vùng biển chủ quyền trong khi giá dầu thô có thể tăng lên đến 100 USD vào cuối năm 2007[2]. Phía Việt Nam cũng đã cho hai tàu chiến cơ động BPS-500 do Nga thiết kế lập tức đến hiện trường nhưng phải đứng từ xa vì hỏa lực quá mạnh từ tàu Trung Quốc. Mặc dù báo chí Việt Nam tránh đưa tin sự kiện trên[3] nhưng sau đó Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng đã đến Bắc Kinh từ 21/7 tới 23/7 để bàn về các vấn đề biên giới, đặc biệt là trên biển[4].

Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo dựa trên vị trí lịch sử và trên nguyên tắc thềm lục địa. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép Bãi Cát Vàng để chỉ cả Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trong Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ, một cuốn bản đồ của Việt Nam được hoàn thành năm 1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên trên quần đảo. Kết quả của các chuyến khảo sát đó đã được ghi chép trong văn học và lịch sử Việt Nam và được xuất bản kể từ thế kỷ 17. Hơn nữa, sau một hiệp ước ký kết với triều đại nhà Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền lợi của Việt Nam đối với các công việc quốc tế và đã thi hành chủ quyền trên quần đảo thay cho Việt Nam.

Ngày 7 tháng 7 năm 1951, Trần Văn Hữu, chủ tịch phái đoàn chính phủ Bảo Đại tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị. Sau khi Pháp rút đi, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành chủ quyền trên quần đảo.

Hiện nay Việt Nam giữ 21 đảo. Chúng được gộp vào thành một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà.;

Philippines tuyên bố chủ quyền


Trong khi Philippines lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc năm 1946, thì sự dính líu nghiêm túc của họ chỉ diễn ra vào năm 1956 khi vào ngày 15 tháng 5 công dân Philippines là Tomas Cloma tuyên bố lập ra một nhà nước mới, Kalayaan (Vùng đất tự do). Kalayaan của Cloma trải rộng trên toàn bộ phía đông Biển Đông, gồm cả toàn bộ quần đảo Trường Sa, đảo Ba Bình, Pagasa và đảo Nam Yết, cũng như đảo West York, đảo chìm North Danger, đảo chìm Mariveles và bãi cát ngầm Invertigator. Sau đó Cloma lập ra một thuộc địa vào tháng 7 năm 1956 với thủ đô là Pagasa và Cloma là "Chủ tịch hội đồng tối cao của nhà nước Kalayaan". Hành động này dù không được chính phủ Philippines xác nhận, vẫn bị các nước khác coi là một hành động gây hấn của Philippines và sự phản ứng quốc tế nhanh chóng xảy ra. Đài Loan, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Cộng Hòa, Pháp, Anh và Hà Lan đưa ra phản kháng chính thức (Hà Lan có liên quan vì họ coi quần đảo Trường Sa là một phần của New Guinea thuộc Hà Lan) và Đài Loan đã gửi lực lượng hải quân tới chiếm các đảo và lập một căn cứ ở đảo Ba Bình, và họ vẫn giữ tới tận ngày nay.

Tomas Cloma và Philippines tiếp tục tuyên bố chủ quyền của họ đối với quần đảo; tháng 10 năm 1956 Cloma tới Thành phố New York để trình bày sự việc trước Liên hiệp quốc và Philippines đã cho đóng quân trên ba đảo từ năm 1968 để bảo vệ các công dân Kalayaan. Đầu năm 1971 Philippines gửi một lưu ý ngoại giao nhân danh Cloma tới Đài Bắc yêu cầu Cộng hoà Trung Hoa rút quân khỏi đảo Ba Bình và ngày 10 tháng 7 cùng năm Ferdianand Marcos thông báo sự sáp nhập nhóm 53 hòn đảo mà họ gọi là Kalayaan, mặc dù cả Cloma và Marcoss không chỉ rõ 53 đảo nào tạo thành Kalayaan, người Philippines bắt đầu tuyên bố chủ quyền ở càng nhiều nơi càng tốt. Tháng 4 năm 1972 Kalayaan chính thức sáp nhập với tỉnh Palawan và được quản lý như một poblacion (khu vực nhỏ), với Tomas Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực và tới năm 1992 có 12 cử tri được đăng ký ở Kalayaan. Philippines cũng liên tục cố gắng đổ quân xuống đảo Ba Bình năm 1977 để chiếm đảo nhưng bị quân đội Cộng hoà Trung Quốc đóng trên đảo đẩy lùi. Không có báo cáo về thương vong trong xung đột. Năm 2005, một trạm điện thoại di động được lắp đặt ở đảo Pagasa bởi Smart Communications của Philippines.

Người Philippines đưa ra res nullius và địa lý làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của mình. Cái cho rằng Kalayaan của Philippines là res nullius bởi vì không có nỗ lực giành chủ quyền nào với các đảo cho tới thập niên 1930, khi người Pháp và sau đó là người Nhật chiếm đảo. Khi Nhật Bản tuyên bố rút lui chủ quyền đối với các đảo trong Hiệp ước Hoà bình San Francisco, đã có một sự từ bỏ quyền đối với các đảo mà không có bất kỳ một bên yêu cầu chủ quyền nào. Vì thế, người Philippines cho rằng quần đảo trở thành res nullius và có thể được sáp nhập. Nhà kinh doanh người Philippines Tomas Cloma đã làm đúng điều đó vào năm 1956 và trong khi Philippines không bao giờ chính thức ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Cloma, trong lúc chuyển giao chủ quyền đảo từ Cloma sang Philippines, người Philippines sử dụng đúng quyền tuyên bố chủ quyền như Cloma đã từng làm. Philippines yêu cầu Kalayaan về các căn cứ địa lý có thể tóm tắt bằng cách khẳng định rằng Kalayaan là riêng biệt khỏi các nhóm đảo khác ở Biển Đông bởi vì:

"Có sự công nhận chung về thông lệ hải dương học coi một dãy các đảo có tên thuộc về đảo lớn nhất trong nhóm hay có tên dựa theo sự tập hợp chung. Ghi chú rằng Trường Sa (đảo) chỉ có diện tích 13 hectare so với diện tích 22 hectare của đảo Pagasa. Xét về mặt khoảng cách, đảo Trường Sa cách quần đảo Pagasa 210 m. Điều này nhấn mạnh lý lẽ rằng chúng không phải là phần của cùng một dãy đảo. Quần đảo Hoàng Sa còn ở xa hơn (34.5 km tây bắc đảo Pagasa) rõ ràng là một nhóm đảo khác."

Một lý lẽ thứ hai được Philippines sử dụng liên quan tới tuyên bố chủ quyền địa lý của họ đối với Trường Sa là những đảo thuộc phần tuyên bố chủ quyền của Philippines nằm bên trong đường căn bản quần đảo của họ, họ là nước duy nhất có thể tuyên bố như vậy. Hội nghị Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 nói rằng các nước bờ biển có thể tuyên bố 200 dặm biển tài phán từ biên giới đất liền của mình. Có thể điều đó có nghĩa rằng trong khi Philippines là một nước đã ký kết vào UNCLOS, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam vẫn chưa tham gia. Philippines cũng viện lý lẽ rằng, theo các điều khoản của Luật biển, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không thể mở rộng đường căn bản của mình tới Trường Sa bởi vì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không phải là nước có biển đảo. Việc lý lẽ này (hay bất kỳ lý lẽ nào khác của người Philippines) có được đưa ra trước toà án để tham khảo và tranh cãi hay không còn chưa chắc chắn, khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam còn chưa muốn chứng minh các yêu cầu chủ quyền của mình theo pháp lý và bác bỏ các nỗ lực của Philippines nhằm đưa sự tranh cãi ra trước Toà án biển thế giới ở Hamburg.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền

Vào năm 1958, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền của mình dựa trên vị trí lịch sử. Sau này họ cho rằng quần đảo Trường Sau đã từng là một phần thuộc Trung Quốc trong gần 2.000 năm và đưa ra các thư tịch cổ có nhắc tới quần đảo Trường Sa và những mảnh vỡ đồ gốm Trung Quốc và tiền được tìm thấy ở đó để chứng minh. Sử dụng lý lẽ này, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố rằng Philippines đã "lấy" 410.000 km² biên giới biển truyền thống của họ, lợi dụng lúc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bị tẩy chay khỏi các công việc quốc tế. Một số nhà phân tích đặt câu hỏi về sự chính xác của các tuyên bố chủ quyền đó, tuy nhiên:

"Sẽ không có tính thuyết phục nếu cho rằng việc tìm thấy các đồng tiền xu thời Hán và các đồ gốm trên quần đảo Hoàng Sa chỉ riêng nó có thể coi là cơ sở chứng minh cho yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc vào những năm 1990. Sự hiện diện của những vật đó có thể chỉ đơn giản chứng minh rằng đã có các quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á hơn là cho thấy sự hiện diện của người Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa đang tranh cãi."

Không có ghi chép chính thức nào về việc người Trung Quốc đã tới đảo và các liên hệ tạm thời của ngư dân không đủ để làm bằng chứng cho bất kỳ một yêu cầu chủ quyền nào dựa trên vị trí lịch sử. Tuy nhiên họ trưng ra nhiều ghi chép chính thức và bản đồ từ thời nhà Hán, nhà Nguyên, nhà Thanh và Cộng hoà Trung Hoa có tính đến quần đảo Trường Sa trong lãnh thổ Trung Quốc. (Xem bản tiếng Trung của trang này để có thêm chi tiết và ngày tháng của tài liệu.)

Niên biểu thế kỷ 20

* 1927 - Tàu SS De Lanessan của Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa học trên quần đảo Trường Sa.
* 1930 - Pháp tiến hành cuộc khảo sát thứ hai bằng chiếc La Malicieuse, treo cờ Pháp trên một đảo tên là Ile de la Tempête (đảo Phong Ba). Ngư dân Trung Quốc có mặt trên đảo nhưng người Pháp cũng không trục xuất họ.
* 1932 - Trung Hoa Dân Quốc gửi tới chính phủ Pháp một bản ghi nhớ tranh cãi về chủ quyền của họ đối với Trường Sa, dựa trên bản dịch hiệp ước năm 1887 kết thúc Chiến tranh Trung-Pháp.
* 1933 - Ba tàu Pháp chiếm quyền kiểm soát chín đảo lớn nhất và tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với quần đảo. Pháp quản lý vùng Cochinchine. Đế quốc Nhật tranh giành chủ quyền với Pháp về quần đảo, đưa ra bằng chứng về việc khai mỏ phosphate của các công dân Nhật.
* 1939 - Nhật tuyên bố ý định đặt quần đảo dưới quyền tài phán của họ. Pháp và Anh phản đối và tái xác nhận sự tuyên bố chủ quyền của Pháp.
* 1941 - Nhật dùng vũ lực chiếm quần đảo và tiếp tục kiểm soát nó tới cuối Thế chiến thứ II, cai quản vùng này như một phần của Đài Loan. Một căn cứ tàu ngầm được thiết lập ở đảo Ba Bình.
* 1945 - Sau khi Nhật Bản đầu hàng cuối Thế chiến thứ II, Pháp và Cộng hoà Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Quốc gửi quân tới đảo và đổ bộ xuống phá bỏ các mốc chủ quyền.
* 1946 - Pháp gửi tàu chiến tới quần đảo nhiều lần nhưng không tìm cách tấn công các lực lượng Trung Quốc.
* 1947 - Pháp yêu cầu Trung Quốc rút khỏi quần đảo.
* 1948 - Pháp ngừng các chuyến tuần tra trên biển gần quần đảo và Trung Quốc rút đa số lính của họ.
* 1951 - Sau Hội nghị San Francisco năm 1951 về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, các phái đoàn từ Việt Nam, - ở thời điểm đó, vẫn thuộc sự kiểm soát của Pháp – tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
* 1956 - Tomas Cloma, giám đốc Học viện hải dương Philippines tuyên bố chủ quyền trên đa phần quần đảo Trường Sa, gọi lãnh thổ của ông là "Kalaya'an" ("Vùng đất tự do"). Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Cộng Hòa, Pháp, Anh và Hà Lan tất cả đều đưa ra phản đối. Cộng hoà Trung Hoa và Việt Nam Cộng Hòa đưa các đơn vị hải quân tới quần đảo, mặc dù Việt Nam không có các đơn vị đồn trú thường xuyên ở đó. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ yêu cầu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tuyên bố rằng "theo các dữ liệu của Việt Nam, các đảo Tây Sa và Nam Sa (gọi theo Trung Quốc chỉ Hoàng Sa và Trường Sa) về mặt lịch sử là một phần của lãnh thổ Trung Quốc". Cuối năm đó, Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố sự sáp nhập quần đảo Trường Sa thành một phần tỉnh Phước Tuy.
* 1958 - Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa ra tuyên bố xác định lãnh thổ biển của họ gồm cả quần đảo Trường Sa. Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc công hàm ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận[5].
* 1961-1963 - Việt Nam Cộng hòa xây dựng các cột mốc lãnh thổ trên nhiều đảo thuộc quần đảo.
* 1968 - Philippines gửi quân tới ba đảo để bảo vệ các công dân Kalayaan và tuyên bố sáp nhập nhóm đảo Kalayaan.
* 1971 - Malaysia đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
* 1972 - Philippines sáp nhập các đảo Kalayaan vào tỉnh Palawan của họ.
* 1975 - Việt Nam, mới thống nhất, đưa ra tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa.
* 1978 - Một nghị định của tổng thống Philippines phác thảo tuyên bố chủ quyền trên quần đảo.
* 1979 - Malaysia xuất bản một bản đồ về thềm lục địa tuyên bố của mình, gồm cả mười hai đảo thuộc nhóm Trường Sa. Việt Nam xuất bản sách trắng phác thảo các yêu cầu chủ quyền của mình trên quần đảo và tranh cãi về yêu cầu chủ quyền của các nước khác.
* 1982 - Việt Nam xuất bản một cuốn sách trắng khác, chiếm nhiều đảo và xây đựng các cơ sở quân sự. Philippines cũng chiếm thêm nhiều đảo và xây dựng một đường băng.
* 1983 - Malaysia chiếm một đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
* 1984 - Brunei thiết lập một vùng đánh cá đặc quyền gồm cả đảo chìm Louisa ở phía Nam quần đảo Trường Sa, nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền vùng đó.
* 1987 - Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiến hành các chuyến tuần tra hải quân ở quần đảo Trường Sa và thiết lập một căn cứ thường xuyên.
* 1988 - Tàu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam đụng độ ở đảo chìm Johnson. Các lực lượng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chiếm và giành quyền kiểm soát vùng đó.

Tổ chức hành chính của Trường Sa

Philippines sáp nhập các đảo Kalayaan vào tỉnh Palawan của họ. Còn Trung Quốc thì đặt quần đảo Trường Sa cùng với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trung Sa thành một cấp gọi là biện sự xứ (tương đương cấp huyện) với tên gọi chính thức là Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ (西南中沙群岛办事处) thuộc tỉnh Hải Nam. Có tin đồn rằng tháng 11/2007, Trung Quốc đã thành lập thị xã Tam Sa quản lý 3 quần đảo này trên Biển Đông.

Tổ chức hành chính của Việt Nam


Huyện Trường Sa được thành lập theo Quyết định số 193-HĐBT ngày 9/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa và thuộc tỉnh Đồng Nai. Trước đó quần đảo Trường Sa thuộc huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai. Đến ngày 28/12/1982, huyện Trường Sa được chuyển sang tỉnh Phú Khánh. Sau khi chia tách tỉnh Phú Khánh (30/6/1989), huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào tháng 4 năm 2007, huyện Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) có 3 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trường Sa và các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn.

Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.

Danh sách các đảo theo sự chiếm đóng của các quốc gia


Đặc điểm Philippines
Tên quốc tế Tên địa phương Miêu tả Diện tích (ha.)
Flat Island Patag (P) Khoảng 10 km về phía tây nam đảo Vĩnh Viễn, là cồn cát phẳng, thấp, kích thước 240x90m, thay đổi hình dạng theo mùa, hướng gió và sóng, không có cây cỏ, không có nước ngọt. Hiện là trạm quan sát quân sự của thành phố Kalayaan. 0.57
费信岛 Feixin Dao (T)
Đảo Bình Nguyên (V)
Lankiam Cay Panata (P) 13 km phía đông bắc cồn san hô Lan Can. Đã từng có diện tích bề mặt hơn 5 ha nhưng sóng mạnh đã phá bề mặt cát, nay chỉ còn nền lộ ra khi triều thấp. Có đóng quân. 0.44
杨信沙洲 Yangxin Shazhou (T)
Cồn San Hô Lan Can (V)
Loaita Island Kota (P) 35 km về phía đông nam đảo Thị Tứ. Đảo cát. Có dừa và một số loại cây nhỏ. Có đóng quân. Chiếm giữ từ năm 1968. 6.45
南钥岛 Nanyue Dao (T)
Đảo Loại Ta (V)
Nanshan Island Lawak (P) 157,7 km phía đông đảo Thị Tứ. Là nơi chim sinh sống, có dừa, cây bụi và cỏ mọc. Có đóng quân và một đường băng nhỏ. 7.93
马欢岛 Mahuan Dao (T)
Đảo Vĩnh Viễn (V)
Northeast Cay Parola (P) Đảo lớn thứ 5 trong quần đảo. Chỉ cách đảo Song Tử Tây 2,82 km và có thể nhìn thấy ở đường chân trời. Cách đảo Thị Tứ 45 km về phía tây bắc. Có cỏ và cây. Có hải đăng từ năm 1984. Có đóng quân, 1 đường băng. Chiếm giữ từ năm 1968.Một phần của bãi đá chìm North Danger. 12.7
北子岛 Beizi Dao (T)
Đảo Song Tử Đông (V)
Thitu Island Pag-asa (P) Đảo lớn thứ 2 quần đảo. Được che phủ bởi cây và nhiều loại thực vật. Dân cư khoảng hơn 300 người (gồm cả trẻ em) và hơn 40 binh lính. Có một đường băng, một bến tàu, nhà máy lọc nước, nhà máy điện, và một tháp truyền thông thương mại. Chiếm giữ từ năm 1968. 37.2
中业岛 Zhongye Dao (T)
Đảo Thị Tứ (V)
West York Island Likas (P) Đảo lớn thứ 3 trong quần đảo. Nằm cách đảo Thị Tứ 76km về phía đông bắc. Là nơi rùa biển đẻ trứng, có các loại cây như dừa, ipil-ipil... Có một trạm quan sát và một số binh lính. 18.6
西月岛 Xiyue Dao (T)
Đảo Bến Lạc, Đảo Dừa (V)
Commodore Reef Rizal (P) after Jose Rizal Đảo đá cao 0,5 m. Có một số công trình quân sự và binh lính. Chiếm giữ từ năm 1978. 0
司令礁 Siling Jiao (T)
Đá Công Đo (V)
Terumbu Laksamana (M)
Irving Reef Balagtas (P) Đảo chìm, chỉ hiện khi triều thấp, một số binh lính đóng quân. 0
火艾礁 Huo'ai Jiao (T)
Đảo Cá Nhám (V)
Shira Islet Một phần của đảo Song Tử Đông, cách đảo 320m. ??
Tổng số 7 đảo, 2 bãi đá chìm, 1 đảo nhỏ 83.89
Đài Loan
Tên quốc tế Tên địa phương Miêu tả Diện tích (ha.)
Itu Aba Island Ligaw (P) Đảo lớn nhất quần đảo. Che phủ bởi cây bụi nhỏ, dừa, và mangrove. 600 binh lính đóng quân, hải đăng, các trạm thời tiết và phát thanh, sân bay và giếng nước. Chiếm giữ từ tháng 9 năm 1956, 4 tháng sau khi Philippines tuyên bố chủ quyền. Một phần của Tizard Banks. 46
太平岛 Taiping Dao (T)
Đảo Ba Bình (V)
Ban Than Jiao Ban Than Jiao (T) Bãi đá san hô giữa đảo Ba Bình và đảo Sơn Ca. Có công trình xây dựng và binh lính đóng quân. Chiếm giữ từ năm 1995. Một phần của cồn Tizard. 0
Bãi Bàn Than (V)
Tổng 1 đảo, 1 bãi đá 46
Việt Nam
Tên quốc tế Tên địa phương Miêu tả Diện tích (ha.)
Amboyna Cay Kalantiaw (P) Gồm 2 phần: phần phía đông gồm cát và san hô, phần phía tây phủ phân chim. Có vành đá ngầm bao quanh. Một chóp đá cao 2,7m ở góc Tây Nam. Ít thực vật. Hải đăng hoạt động từ tháng 5 năm 1995. Phòng thủ chặt chẽ. 1.6
安波沙洲 Anbo Shazhou (T)
Đảo An Bang (V)
Pulau Amboyna Kecil (M)
Namyit Island Binago (P) Bao phủ bởi cây nhỏ, cậy bụi và cỏ. Có một vành đá san hô bao quanh và có chim biển sinh sống. Chiếm giữ từ năm 1975. Một phần của cồn Tizard. 5.3
鸿庥岛 Hongxiu Dao (T)
Đảo Nam Yết (V)
Sand Cay Bailan (P) Bao phủ bởi cây và bụi. Vành san hô nổi một phần khi triều thấp. Chiếm giữ từ năm 1974. Một phần của cồn Tizard. 7
敦谦沙洲 Dunqian Shazhou (T)
Đảo /Đá Sơn Ca (V)
Sin Cowe Island Rurok (P) Có vành đá bao quanh nổi khi triều xuống. Chiếm giữ từ năm 1974. Một phần của cồn Union. ??
景宏岛 Jinghong Dao (T)
Đảo Sinh Tồn (V)
Sin Cowe East Island Đảo Sinh Tồn Đông (V) Miêu tả có thể giống với đảo Sinh Tồn. Một phần của cồn Union. 0.8
Southwest Cay Pugad (P) Chỉ cách đảo Song Tử Đông 2,82 km và có thể nhìn thấy ở đường chân trời. Đã từng là nơi đẻ trứng của chim và được phủ bởi cây và phân chim. Việc xuất khẩn phân chim đã từng được thực hiện với quy mô đáng kể. Vành đá bao quanh nổi một phần khi triều lên. Việt Nam dựng ngọn hải đăng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa tại đây vào tháng 10 năm 1993, và xây một đường băng. Có một tòa nhà 3 tầng làm nơi đóng quân. Quân đội Philippines kiểm soát đảo này trước thập kỉ 1980. Một phần của rặng san hô North Danger. ??
南子岛 Nanzi Dao (T)
Đảo Song Tử Tây (V)
Spratly Island Lagos (P) Đảo lớn thứ tư của quần đảo. Độ cao 2,5 m, địa hình phẳng. Che phủ bởi cây bụi, cỏ, chim chóc và phân chim. Chòi đá cao 5,5 m ở mũi phía Nam. Có một đường băng và một cảng cá. Vành đá ngầm nổi khi triều xuống. Một số công trình xây dựng và binh lính đóng quân. Chiếm giữ từ năm 1974. 13
南威岛 Nanwei Dao (T)
Đảo Trường Sa (V)
Alison Reef 六门礁 Liumen Jiao (T) Nổi trên mặt nước khi triều xuống. 0
Bãi Tốc Tan (V)
Barque Canada Reef Mascado (P) San hô. Đỉnh đá cao nhất cao 4,5 m tại mũi Tây Nam. Phần lớn bãi đá nổi khi triều lên. Một số khoảnh có cát. Dài 29 km. Các công trình quân sự mới được nâng cấp gần đây. Chiếm giữ từ năm 1987. 0
柏礁 Bai Jiao (T)
Bãi Thuyền Chài (V)
Terumbu Perahu (M)
Bombay Castle Xem Rifleman Bank 0
Central London Reef 中礁 Zhong Jiao (T) Phần Tây Nam là một bờ cát chỉ nổi chút ít khi triều lên. Phần còn lại là đá san hô ngập nước bao quanh một đầm nước. Chiếm giữ từ năm 1978. Một phần của dải san hô London. 0
Đảo Trường Sa Đông (V)
Collins Reef/ Johnson North Reef 鬼喊礁 Guihan Jiao (T) Nối với đá Gạc Ma. Một "cồn san hô" ở góc Đông Nam, nổi khi triều cao. Một phần của Cồn Union. 0
Đá Cô Lin (V)
Cornwallis South Reef 南华礁 Nanhua Jiao (T) Chỉ nổi khi triều xuống. Bao quanh một đầm nước. Chiếm giữ từ năm 1988. 0
Đá Núi Le (V)
Great Discovery Reef Paredes (P) Một vài mỏm đá nổi khi triều lên. Phần lớn bãi đá nổi khi triều xuống. Có 1 đầm nước. Chiếm giữ từ năm 1988. 0
大现礁 Daxian Dao (T)
Đá Lớn (V)
East London Reef Silangan (P) lit. east Bãi đá cao tới 1 m, bao quanh một phá nước. Đóng quân từ năm 1988. Một phần của London Reef. 0
东礁 Dong Jiao (T)
Đá Đông (V)
Grainger Bank 李准滩 Lizhun Tan (T) Độ sâu tự nhiên nơi nông nhất là 9 hoặc 11 m. Đóng quân từ năm 1989. 0
Bãi Quế Đường (V)
Higgens Reef 屈原礁 Quyuan Jiao (T) Chỉ nổi khi triều thấp. Một phần của Union Banks. 0
Đá Hi Ghen, Đá Hi Gen (V)
Johnson North Reef Xem Collins Reef 0
Ladd Reef 日积礁 Riji Jiao (T) Nổi khi triều thấp. Đóng quân từ 1988. 0
Đá Lát (V)
Lan(d)sdowne Reef 琼礁 Qiong Jiao (T) Cồn cát với vành đá ngầm bao quanh. Một phần của Union Banks. 0
Đá Len Đao (V)
Pearson Reef Hizon (P) Hai cồn cát có độ cao 1 và 2 m nằm bên bờ phá nước. Một phần của vành đá bao quanh nổi khi triều cao. Đóng quân từ 1988. 0
毕生礁 Bisheng Jiao (T)
Đảo Phan Vinh (V)
Petley Reef 舶兰礁 Bolan Jiao (T) Nổi tự nhiên khi triều xuống, một vài mỏm đá nổi khi triều cao. Đóng quân từ 1988. Một phần của Tizard Banks. 0
Đá Núi Thị (V)
Pigeon Reef/ Tennent Reef 无乜礁 Wumie Jiao (T) Nhiều mỏm đá nổi tự nhiên khi triều cao. Vành đá bao quanh phá nước. Đóng quân từ 1988. 0
Đá Tiên Nữ (V)
Prince Consort Bank 西卫滩 Xiwei Tan (T) Độ sâu nơi nông nhất là 9 m. Đóng quân từ 1989. 0
Bãi Phúc Nguyên (V)
Rifleman Bank (containing Bombay Castle) 南薇滩 Nanwei Tan (T) rowspan="2" Độ sâu nơi nông nhất là 3 m. Đóng quân từ 1989. 0
Bãi Vũng Mây (V)
South Reef 奈罗礁 Nailuo Jiao (T) Nằm tại đầu Tây Nam của North Danger Reef. Vành đá bao quanh nổi khi triều thấp. Đóng quân từ 1988. Một phần của North Danger Reef. 0
Đá Nam (V)
Tennent Reef Xem Pigeon Reef 0
Vanguard Bank 万安滩 Wan'an Tan (T) Độ sâu nơi nông nhất là 16 m. Đóng quân từ 1989. 0
Bãi Tư Chính (V)
West London Reef 西礁 Xi Jiao (T) Phần phía đông là cồn cát cao 0.6 m, phía tây là rạn san hô chỉ nổi khi triều xuống. Nằm giữa là phá nước. Việt Nam dựng hải đăng năm 1994. Một phần của London Reefs. 0
Đá Tây (V)
Tổng số 7 Đảo, 16 bãi đá chìm, 3 bãi ngầm <40
Malaysia
Tên quốc tế Tên địa phương Miêu tả Diện tích (ha.)
Ardesier Reef 安渡滩 Andu Tan (C) Naturally above water only at low tide. Encloses a lagoon. Has a few sandy patches. Several soldiers stationed. Occupied since 1986. 0
Bãi Kiêu Ngựa (V)
Terumbu Ubi (M)
Dallas Reef 光星礁 Guangxing Jiao (C) Naturally above water only at low tide. Encloses a lagoon. Several soldiers stationed. Malaysia is also using this reef for tourism. 0
Terumbu Laya (M)
Erica Reef Boji Jiao (C) Above water only at low tide. Some isolated rocks on the eastern edge stand above high water. 0
Terumbu Siput (M)
Investigator Shoal Yuya Jiao (C) Above water only at low tide. Some large rocks at the western end are visible at high water. Encloses a lagoon. 0
Bãi Thám Hiểm (V)
Terumbu Peninjau (M)
Louisa Reef 南通礁 Nantong Jiao (C) Rocks 1 m high. Malaysia operates a lighthouse here. 0
Terumbu Semarang/ Barat Kecil (M)
Mariveles Reef Mariveles (P) after Mariveles, Bataan, the starting point of Bataan Death March A sand cay, 1.5-2 m high, surrounded by two lagoons, parts of which are above water at high tide. Several soldiers stationed. Occupied since 1986. 0
南海礁 Nanhai Jiao (C)
Bãi /Đá Kỳ Vân (V)
Terumbu Mantanani (M)
Swallow Reef 弹丸礁 Danwan Jiao (C) Treeless cay and rocks up to 3 m high surround a lagoon. Malaysia has drawn territorial seas around this and Amboyna Cay. Some 70 plus soldiers stationed here maintain a beacon. Has a fishing port and a 15-room diving resort, including a 1.5 km airstrip. Soil and trees have been planted on what was "four miles of treeless beaches and coral reefs."[cần dẫn nguồn] Occupied since 1983. 6.2
Đá Hoa Lau (V)
Terumbu Layang Layang (M)
Total 1 đảo nhân tạo, 5 bãi đá chìm, 1 bãi cạn 6.2
Trung Quốc
Tên quốc tế Tên địa phương Miêu tả Diện tích (ha.)
Cuarteron Reef 华阳礁 Huayang Jiao (C) Coral rocks only. Highest are 1.5 m high, on the north. Occupied since 1988. Part of London Reefs. 0
Bãi /Đá Châu Viên (V)
Fiery Cross Reef/ Northwest Investigator Reef Kagilingan (P) Rocks up to 1 m high. All below at high tide, but has guano deposits. PRC built a navy harbor by blasting, piling up and cementing coral, but says no soldiers stationed here. 8.080 square meters, 14 dặm Anh (23 km) long, with airstrip. "Marine observation station" built in 1988; coconut, fir, and banyan trees planted. Actually 3 reefs. Occupied since 1988. 0
永暑礁 Yongshu Jiao (C)
Đá Chữ Thập (V)
Gaven Reefs 南薰礁 Nanxun Jiao (Northern reef) / Xinan or Duolu Jiao (S. reef) (C) A sand dune, 2 m high. Has fringing reef plus a reef 2 dặm Anh (3 km) to the south, both covered at high tide. Now all cement and a raised metal frame, with two-story buildings placed on top. Southern reef was occupied by PRC on 7/4/92. Occupied since 1988.Part of Tizard Banks. 0
Đá Ga Ven (V)
Johnson South Reef Mabini (P) after Apolinario Mabini Contiguous with Collins Reef. Naturally above water only at low tide, but [9] says many rocks above water at high tide. Site of 1988 PRC/Vietnam clash. Occupied since 1988. Part of Union Banks. 0
赤瓜礁 Chigua Jiao (C)
Đá Gạc Ma (V)
Kennan Reef 西门礁 Ximen Jiao (C) Naturally above water at least at low tide. Occupied since 1988. Part of Union Banks. 0
Đá Ken Nan (V)
Mischief Reef Panganiban (P) Some rocks above water at low tide. Has a lagoon. In February 1995, PRC had built a wooden complex on stilts here, starting its formal occupation of the feature. In 1999, Philippines protested over this structures claiming that it is a military outpost and it poses danger to Philippine security and national defense, being 130 dặm Anh (209 km) from Palawan. PRC claims it is a shelter for fishermen. 0
美济礁 Meiji Jiao (C)
Đá Vành Khăn (V)
Northwest Investigator Reef See Fiery Cross Reef 0
Subi Reef 渚碧礁 Zhubi Dao (C) Naturally above water only at low tide. Surrounds a lagoon. PRC has constructed 3-story buildings, wharfs, and a helipad here. 0
Đá Su Bi (V)
Whitson Reef 牛轭礁 Niu'e Jiao (C) Some rocks naturally above water at high tide. Part of Union Banks. 0
Đá Ba Đầu (V)
Hughes Reef Dongmen Jiao (T) Chỉ nổi khi triều thấp. Đóng quân từ 28 tháng 2 năm 1988[6]. Một phần của Union Banks. 0
Đá Huy Gơ (V)
Tổng số 9 bãi đá chìm 0

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới