Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Năm

Mạo danh cán bộ Sở để chiếm tư liệu quý về Hoàng Sa

Gia đình ông Đặng Lên ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa báo cáo việc có người mạo danh cán bộ ngành văn hóa tỉnh, đến nhà để chiếm đoạt tờ lệnh quý giá - bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Tờ lệnh quý giá này do tộc họ Đặng ở xã An Hải gìn giữ suốt 175 năm qua và mới được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi công bố.


Tấm sắc chỉ quý giá vẫn còn nguyên vẹn

Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (Ất Mùi - 1835).

Sắc chỉ ghi rõ: Giao cho ông Võ Văn Hùng ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi lặn để gia nhập đội thuyền; giao Đặng Văn Siểm (dòng họ ông Đặng đang giữ tài liệu) lo kham việc đà công (người dẫn đường); giao Võ Văn Công phụ trách hậu cần.

Do tìm không thấy bằng chứng lịch sử quý giá này, kẻ mạo danh đã bỏ đi.

Gia đình ông Đặng Lên đã đến UBND huyện đảo Lý Sơn báo cáo vụ việc. Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Nguyễn Thanh Tùng cho biết ngay sau đó, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường bảo vệ gia đình ông Đặng Lên và nhắc nhở gia đình ông đề cao tinh thần cảnh giác, giữ gìn cẩn thận tờ lệnh quý giá liên quan đến Hoàng Sa.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi khẳng định, trong suốt tuần qua, Sở chưa cử cán bộ nào ra đảo Lý Sơn để lấy tư liệu liên quan đến Hoàng Sa do tộc họ Đặng cất giữ.

Theo VT.


Anh: Quan hệ Trung – Nga không “cân bằng”
Tờ "Guardian" của Anh hôm 2/8 có đăng một bài báo nhận định, gần đây Bắc Kinh đã đưa ra một kế hoạch bí mật, quyết định lấy đi một phần lãnh thổ tại vùng Viễn Đông của Nga.
Theo Guardian, kế hoạch của Trung Quốc bao gồm việc khuyến khích người dân Trung Quốc ồ ạt di cư sang Nga, kết hôn cũng người Nga cũng như lừa gạt các doanh nghiệp địa phương.

Trên thực tế, nhiều chuyên gia phân tích tin rằng mục tiêu chiến lược của Trung Quốc không chỉ bao gồm vùng Viễn Đông của Nga. Mối quan tâm của Bắc Kinh còn tập trung vào các lĩnh vực khác, bao gồm chính sách phát triển và cùng thống nhất với Đài Loan nhằm ổn định nội bộ. Theo chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Cải cách Châu Âu, các chiến lược của Bắc Kinh đối với Moscow có cũng những khác biệt. Trong các chính sách chiến lược của mình, Trung Quốc không muốn dùng sức mạnh quân sự với Nga vì họ chắc chắn rằng mình sẽ thất bại. Mặc dù, nước Nga luôn coi mình là sức mạnh toàn cầu, nhưng bất cứ một thế lực nào có thể mang tầm ảnh hưởng nào đến nước Nga cũng đều khiến điện Kremlin bất an – phía Trung Quốc nhận định.

Tại vùng Khabarovsk, rất ít người dân địa phương cho rằng vùng Viễn Đông sẽ không còn thuộc về Moscow nữa. Mặc dù gần đây những mối quan hệ hợp tác Trung – Mỹ được diễn ra sâu rộng hơn nhưng hai nước này vẫn là hai nền văn hóa khác nhau. Người Trung Quốc vẫn coi nước Nga là “thế lực” Phương Tây. Còn điện Kremlin thì đang phải đối mặt với một vấn đề thực tế rằng một phần khu vực Viễn Đông đang ngày một “rời xa” mình.

Các chuyên gia Nga nhận định, mặc dù cách đây không lâu Nga và Trung Quốc cùng tiến hành các buổi diễn tập quân sự chung nhưng hai nước này vẫn chưa thực sự có mối quan hệ bình đẳng hóa. Nước Nga thì luôn cho rằng các chiến lược của Trung Quốc là có “bàn tay nhúng vào của Mỹ”. Còn người Trung Quốc thì luôn tin rằng chính họ chứ không phải nước Nga sẽ là cường quốc mới của Thế giới.

Hôm 22/7, quân đội Nga và Trung Quốc bắt đầu tiến hành giai đoạn đầu của cuộc tập trận chung chống khủng bố mang tên "Sứ mệnh hòa bình - 2009" trên lãnh thổ Nga. Tham gia cuộc tập trận có khoảng 3.000 binh sĩ của Nga và Trung Quốc cùng hơn 300 phương tiện kỹ thuật quân sự trên bộ và hơn 40 máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng.


Ngọc Sơn (Ce.cn)


Ảnh minh họa
Sự thật về tin đồn “Trung – Mỹ phân chia Thái Bình Dương”
Gần đây, báo chí Ấn Độ đưa tin, Trung Quốc đã từng kiến nghị với Mỹ rằng, những sự việc liên quan đến Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sẽ do Trung Quốc phụ trách. Ngày 20/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Hàn Húc đã bác bỏ tin đồn trên. Phía Trung Quốc chưa hề, cũng không thể đưa ra kiến nghị nào như trên. Vậy lời “kiến nghị này” bắt nguồn từ đâu?
Trung Quốc muốn tranh giành Thái Bình Dương?

Mấy ngày gần đây, tờ “Tin nhanh Ấn Độ” và “Thời báo Ấn Độ” đang xôn xao về sự kiện Trung Quốc kiến nghị với Mỹ về việc phân chia Thái Bình Dương. Tờ “Tin nhanh Ấn Độ” đưa tin, trong chuyến viếng thăm Ấn Độ, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Admiral Timothy Keating đã tiết lộ với Tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ Mehta rằng: Khi giao lưu với lãnh đạo cấp cao hải quân Trung Quốc, lãnh đạo hải quân Trung Quốc đã có một câu nói đùa rằng: “Tương lai, Trung Quốc sẽ có một vài chiến hạm, Mỹ sẽ quản lý Đông Hawaii, Trung Quốc sẽ quản lý Tây Hawaii. Như vậy, Mỹ không cần đến Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Trung Quốc cũng không đi Đông Thái Bình Dương nữa. Nếu xảy ra chuyện gì, hai nước chỉ cần thông báo cho nhau biết”.

Ngày 15/5, “Thời báo Ấn Độ” có đưa một thông tin “Quan chức Ấn Độ và Mỹ thảo luận về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương”, cũng đã trích dẫn một thông tin khác là Trung Quốc đã kiến nghị với Mỹ rằng “Đông Thái Bình Dương” sẽ do Trung Quốc kiểm soát, còn Mỹ sẽ tập trung thế lực vào “Tây Thái Bình Dương”, nhưng đã bị từ chối lời kiến nghị này.

Tin đồn từ đâu ra?


Rốt cuộc tin đồn “Trung Quốc kiến nghị Mỹ phân chia Thái Bình Dương” từ đâu mà ra? Sau nhiều lần kiểm tra, cuối cùng cũng đã tìm ra đầu mối. Câu nói này lần đầu tiên công khai tại một bài báo đăng trên mạng quốc phòng Mỹ hôm 12/3/2008 “Sự phát triển về lực lượng và ảnh hưởng của Trung Quốc đang được quan tâm”. Theo bài báo, ngày 11/3/2008, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ A. Keating bày tỏ trước Quốc hội Mỹ trong phiên điều trần, khi ông công du tới Bắc Kinh, một quan chức của Trung Quốc cho biết: “Sau khi Trung Quốc có vài chiếc chiến hạm của riêng mình, tại sao hai bên không đi đến thỏa thuận, Mỹ sẽ quản lý phía Đông Hawaii, còn Trung Quốc sẽ quản lý phía Tây Hawaii. Chúng ta sẽ cùng chia sẻ thông tin, Trung Quốc có thể giúp cho Mỹ xóa bỏ những rắc rối”. Ông Keating lại cho rằng đó chỉ là những lời nói đùa, nhưng không dám xác định.

Sau đó, báo chí Nhật Bản lại đưa thông tin về sự kiện này. Ngày 18/3/2008, Nhật Bản đưa tin “Sự suy yếu của lực lượng Mỹ gây chú ý”. Theo bài báo, Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một nước lớn về quân sự. Khi các quan chức trong quân đội Trung Quốc hội kiến với một tư lệnh Mỹ, đã kiến nghị với Mỹ phân chia Thái Bình Dương, hai nước cùng khống chế một nửa Thái Bình Dương.

Tin đồn không ngừng “đổ thêm dầu vào lửa”

Ngày 22/2/2009, “Thời báo Đài Bắc” cho biết, khi ông Keating sang thăm Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đều kể câu chuyện này và ông cũng đã từ chối “lời kiến nghị này”.

Lần này ông Keating sang thăm Ấn Độ - một quốc gia cách xa Thái Bình Dương, cũng tiếp tục kể câu chuyện hài này, báo chí Ấn Độ đã cho là thật và đã “tam sao thất bản” câu chuyện trên. Thứ nhất, người “nói đùa” không phải là quan chức quân sự Trung Quốc mà là tướng lĩnh quân sự của Trung Quốc; Thứ hai, người Trung Quốc không chỉ muốn quản lý Tây Thái Bình Dương mà còn muốn toàn bộ Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, câu chuyện vui trên của ông Keating đã thực sự đổ thêm dầu vào lửa cho tâm lý “mối đe dọa Trung Quốc” tại Ấn Độ. Điều này đã khiến cho một số nước càng phụ thuộc vào Mỹ. Lần này ông Keating đến Ấn Độ cùng với câu chuyện đùa của ông đã thực sự “đe dọa” người Ấn Độ, tâm lý lo ngại trước Trung Quốc càng sâu đậm hơn.

Ấn Độ và Trung Quốc tồn tại nhiều mâu thuẫn bất đồng, trong lịch sử đã từng xảy ra chiến tranh. Một số người Ấn Độ còn dè chừng với Trung Quốc. Sau khi ông Keating đưa ra câu chuyện này, một số người Ấn Độ đã trúng kế “ly gián”. Trên nhiều trang tin điện tử còn lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, còn chủ trương liên thủ Mỹ - Ấn để khống chế Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho rằng, việc quan chức cấp cao quân sự Mỹ nhiều lần phát tán những tin đồn mà không hề chứng thực là hành động vô trách nhiệm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ tin đồn trên.

Ngày 20/5, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi tham gia hội nghị Trung – Âu cũng đã bác bỏ ý tưởng thành lập G2 - “nhóm thống trị thế giới Trung – Mỹ” mà một số người đã đưa ra.


Thu Hà (ce.cn)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới