Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Năm

Lầu Năm Góc và báo cáo “tự vạch mặt”



Học viện quân sự lớn nhất Lầu Năm Góc mới đây đã đăng tải một báo cáo có thể nói là tự “vạch áo cho người xem lưng”. Báo cáo cho biết, cuộc chiến ở Iraq “thất bại thảm hại” và có kết quả “mờ mịt”.
Báo cáo dấy lên những nghi ngờ quanh những dự đoán của Tổng thống Bush về một chiến thắng của Mỹ ở Iraq mới đây. Báo cáo cũng mang một sức nặng đáng kể, bởi nó được Joseph Collins, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc viết, và một phần được dựa trên các cuộc phỏng vấn với các cựu quan chức cấp cao của bộ quốc phòng cũng như cơ quan tình báo. Những người này đã đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho cuộc chiến của Mỹ tại Iraq.
Ngoài ra, báo cáo được chính Viện nghiên cứu chiến lược quốc gia của Đại học quốc phòng Mỹ công bố. Viện này là một trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
“Xét về lượng máu và tiền của đã đổ ra, cuộc chiến ở Iraq đã đạt tới địa vị là một cuộc chiến lớn và cũng là một thất bại lớn”, báo cáo cho biết trong dòng mở đầu.
Tại thời điểm báo cáo được viết vào mùa thu năm ngoái, hơn 4.000 quân Mỹ và quân nước ngoài, hơn 7.500 người thuộc lực lượng an ninh Iraq cùng 82.000 thường dân Iraq đã bị thiệt mạng. Ngoài ra còn hàng chục ngàn người khách bị thương. Trong khi đó, chi phí cho cuộc chiến kể từ tháng 3/2003 ước tính lên tới 450 tỷ USD.
“Không ai có thể tính được tổn hại lâu dài gây ra cho các cựu chiến binh cũng như với các quân nhân cũng như trang thiết bị”, Collins viết. Ông đã từng tham gia lên kế hoạch cho các hoạt động nhân đạo sau khi Mỹ lật đổ chính quyền Saddam.
Báo cáo cho biết Mỹ đã phải gánh chịu những tổn thất chính trị lớn, với vị thế của Mỹ trên thế giới bị suy giảm nghiêm trọng. Hơn nữa, hoạt động tại Iraq đã huy động “nhân sự, trang thiết bị và sự chú ý của những nhà làm chính sách” từ “tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc chiến chống khủng bố” và đã làm tàn tạ các lực lượng của Mỹ.
“Tổng hợp tất cả những vẫn đề này, nỗ lực của chúng ta ở đó (Iraq) là nhằm củng cố an ninh quốc gia của Mỹ, nhưng chúng lại trở thành, ít nhất cho tới thời điểm hiện tại, là một lò ấp cho khủng bố và khuyến khích Iran mở rộng ảnh hưởng trên toàn Trung Đông”, báo cáo có đoạn.
Báo cáo cũng nhận định việc Mỹ tăng cường thêm 30.000 quân cho Iraq vào năm ngoái để ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến đã cải thiện được tình hình an ninh, tuy nhiên không đủ để đảm bảo cho Iraq có một nền dân chủ ổn định, hòa hợp với các nước láng giềng.
“Mặc dù đã có cải thiện đáng kể trong vấn đề an ninh, nhưng kết quả của cuộc chiến vẫn mờ mịt”, báo cáo viết. “Đại bộ phận cả người Iraq và người Mỹ đều thích Mỹ rút quân hơn”.
Báo cáo cho rằng hầu hết những thất bại ở Iraq của Mỹ diễn ra sau chiến thắng đầu tiên: lật đổ được Saddam. Theo báo cáo, vào tháng 11/2001, trước khi cuộc chiến ở Afghanistan kết thúc, Tổng thống Bush đã yêu cầu Rumsfeld “chuẩn bị bí mật lên kế hoạch cho khả năng tấn công quân sự Iraq”. Rumsfeld, đồng minh thân thiết của Phó Tổng thống Dick Cheney, đã bỏ qua Bộ tham mưu liên quân và trở thành “người giám sát trực tiếp đối với các chỉ huy tham chiến”.
Và một phần bởi vì “các hoạt động dài lê thê, tốn kém thời hậu chiến do Rumsfeld gây nên”, đã khiến cho Mỹ không ứng phó được với cuộc chiến mà Collins gọi là “Cuộc chiến B”. Đây là cuộc chiến chống lại quân nổi dậy và ngăn chặn bạo lực sắc tộc, bắt đầu vào giữa năm 2003, ngay sau khi “Cuộc chiến A”, cuộc chiến lật đổ Saddam, kết thúc.
Báo cáo cũng tổng hợp hàng loạt những dự đoán sai lầm của các phụ tá cấp cao của Bush. Trong số đó là phán đoán người Iraq sẽ biết ơn Mỹ vì đã lật đổ được chế độ Saddam Hussein. Ngoài ra, chính quyền Bush cũng ảo tưởng rằng “Iraq không Saddam sẽ tự tái thiết được”.
Báo cáo còn vạch mặt bộ máy an ninh quốc gia của chính quyền Bush, bản thân ông Bush cùng hai cố vấn an ninh cấp cao của ông khi đó Condoleezza Rice và Stephen Hadley. Theo báo cáo, họ là “những quan chức an ninh cấp cao của quốc gia, trong nhiều trường hợp, có thái độ hống hách, áp đặt, gây áp lực, trong khi ngoại giao và đám phán có thể có kết quả tốt hơn”.
Collins kết thúc bản báo cáo bằng việc trích lời của Winston Churchill, cựu Thủ tướng Anh: “Hãy rút ra bài học từ chính mình. Không bao giờ, tuyệt đối không bao giờ tin rằng chiến tranh sẽ suôn sẻ, dễ dàng, hay ai đó bắt đầu một hành trình mới có thể đo được sóng gió mà anh ta phải đương đầu… Dù bạn có chắc chắn chiến thắng đến mức nào, cũng phải luôn nhớ rằng sẽ không có chiến thắng nào hết nếu có người khác cho rằng không có cơ hội (chiến thắng)”.
Phan Anh
Theo AP
Việt Báo
(Theo_DanTri)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới