Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Sáu

Tay không bắt sống phi công Mỹ


Dân quân Ngô Văn Bính (đứng) và đại úy phi công Mỹ Jons Mrphy Neal ngày 29-6-1966. Ảnh tư liệu


Khi xem cuốn kỷ yếu của Đảng bộ huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, tình cờ thấy một bức ảnh đen trắng tuy không được rõ nét nhưng đã gây ấn tượng sâu sắc trong tôi, bởi dòng chú thích: “Dân quân Ngô Văn Bính (17 tuổi), xóm Ấp Vuông, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn -người trực tiếp bắt sống đại úy phi công Mỹ: JONS MRPHY NEAL ngày 29-6-1966”...

Lần theo địa chỉ ghi trên tấm ảnh, tôi tìm đến nhà cựu dân quân Ngô Văn Bính. Sau vài phút trầm tư như để nhớ lại quá khứ, ông Bính kể:

- Vào giữa năm 1966, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra bắn phá miền Bắc, lúc đó tôi mới 17 tuổi, tuy dáng người nhỏ nhắn nhưng tác phong nhanh nhẹn nên được cấp trên tin tưởng biên chế vào trung đội dân quân trực chiến của xã. Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 29-6-1966, trong lúc mọi người đang ăn trưa thì tiếng còi và kẻng báo động vang lên, theo đó là tiếng động cơ máy bay ù ù mỗi lúc một gần. Tôi nhìn về hướng Tam Đảo phát hiện thấy 12 chiếc “thần sấm” (F105D) đang bay ở độ cao khoảng 1.500m, tiến về trung tâm Thủ đô Hà Nội. Khi tốp máy bay vượt qua đỉnh núi Sóc, các cỡ súng phòng không của ta đồng loạt nhả đạn, lưới lửa dày đặc trùm lên vây chặt lấy đội hình máy bay địch. Một chiếc “Thần sấm” trúng đạn, bốc cháy như bó đuốc đâm thẳng về phía Bắc Phú, từ chiếc máy bay, một chiếc dù múi đỏ-trắng bung ra, từ từ rơi xuống cánh đồng Dộc Dừa. Không chút do dự, tôi chạy như bay qua xóm Ấp Vuông tiếp cận chỗ chiếc dù rơi. Lúc này, trên trời 11 chiếc F105D vẫn liên tục quần thảo rải bom bi, bắn rốc két, tạo thành “vành đai lửa” hòng tìm cách cứu thoát đồng bọn. Khi chiếc dù chạm đất, sau giây lát lùng nhùng trong đống vải, tên phi công vén mép dù dính nước và bùn lên để lộ rõ khuôn mặt tái mét, tôi hô lớn: “Henlsơhap” (giơ tay lên). Thấy chỉ có mình tôi, tên giặc lái rút ngay khẩu súng ngắn bên người, chĩa thẳng vào tôi bóp cò, đạn nổ sượt qua mang tai. Trong khi tránh đạn, tôi phát hiện thấy tên giặc lái này to cao, lại đi giày đinh nên bị thụt sâu xuống bùn không thể rút chân lên được, túm dây dù như mạng nhện lại chưa gỡ được ra khỏi người hắn, vì thế tên giặc lái cứ lùng nhùng như gà bị mắc tóc. Nắm được điểm yếu, tôi liền chạy vòng quanh chiếc dù khiến cho tên phi công phải xoắn người như vỏ đỗ bắn với theo cho đến khi hết đạn. Khi tên địch đã sử dụng hết súng đạn, tôi dùng mẹo xéo mạnh bàn chân vào sợi dây dù đang quàng trên cổ của hắn, bất thình lình tên giặc lái đổ ập xuống ruộng, nước bắn tung tóe. Trong lúc tên giặc lái chưa kịp ngóc đầu dậy, tôi nhảy bổ vào để khóa chặt lấy cổ hắn, đột nhiên tên giặc rút dao găm sáng quắc đâm thẳng vào ngực tôi. Tránh được lưỡi dao ác hiểm, tôi nghiêng người đấm thẳng vào mặt tên địch. Không thắng nổi địch thủ “tý hon”, tên giặc lái Mỹ buộc phải rút lá bùa hộ mệnh trong người ra và giơ hai tay lên trời xin hàng, toàn thân hắn run lên cầm cập...

Dẫn giải tên phi công về huyện. Đồng chí Tạ Thông, Bí thư Huyện ủy đưa cho anh khẩu súng trường để chụp ảnhvà dẫn tên phi công ra xe đưa về giam giữ ở Hà Nội.

Đã hơn 40 năm, nhưng câu chuyện của người cựu dân quân vẫn như mới hôm qua. Khi tôi hỏi về cuộc sống hiện tại, ông Bính cười rất tươi, nói: “Đến như giặc Mỹ mình còn đánh thắng thì sá gì giặc đói nghèo”

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Xao. qua' , no^? vua` thoi .

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới