Giáo sư Paul Krugman, người vừa đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008 cảnh báo thế giới có nguy cơ đối mặt với cuộc suy thoái kéo dài hàng thập kỷ giống như những gì đã diễn ra tại Nhật Bản những năm 1990.
Trong cuộc họp báo nhân dịp nhà kinh tế học này đến Stockholm hôm thứ hai để nhận giải thưởng Nobel trị giá 1,3 triệu USD, Paul Krugman một lần nữa kêu gọi các nhà hành pháp hãy rót thêm tiền để dập tắt suy thoái đang lây lan toàn cầu.
"Tôi lo sợ rằng chúng ta sẽ chứng kiến cuộc suy thoái trên toàn thế giới giống như ở Nhật Bản trong những năm 1990, vốn kéo dài hàng thập kỷ. Nếu điều đó xảy ra chúng ta sẽ sống trong một thế giới mà lãi suất bằng 0, giảm phát, không có dấu hiệu phục hồi và tình trạng này sẽ xảy ra trong thời gian rất dài. Thật không may là điều đó rất dễ xảy ra".
Theo ông, đã có những dấu hiệu báo trước về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị giống như những gì từng xảy ra ở các nước Argentina và Indonesia trong những năm 1990 và đầu những năm 2000. Iceland và Latvia là những nước thuộc châu Âu cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Krugman nói thêm: “Chúng ta sẽ thấy nền kinh tế thế giới còn đình trệ cho đến hết năm 2011 và có thể còn lâu hơn. Hiện tại, tôi chưa nhìn thấy nơi nào an toàn trên thế giới này cả.”
Bình Minh (theo AP)
Trong khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu ấn tượng
01:02 ngày 23-08-2009
Mặc dù cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn nỗ lực thu hút đầu tư thông qua các ưu đãi về thuế và nhiều chính sách khuyến khích khác. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu ấn tượng: Duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, giảm lạm phát, thị trường chứng khoán dần phục hồi. Các ngân hàng Việt Nam đang kiểm soát tốt nguồn tiền nội tệ và tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Việc Chính phủ giãn thuế thu nhập cá nhân đối với người dân trong sáu tháng đầu năm 2009 được đánh giá là biện pháp hiệu quả để kích cầu tiêu dùng. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khủng hoảng như giảm thuế, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành y tế, giáo dục, công nghệ cao đều được Chính phủ có chính sách ưu đãi về thuế... Những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nước ngoài thật sự hấp dẫn và chứng tỏ được khả năng bảo đảm an toàn cho những nguồn vốn đầu tư lớn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đưa ra dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể tăng mức kỷ lục, đạt sáu triệu tấn trong năm 2009. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đánh giá, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang rất thuận lợi nhờ vụ mùa bội thu, giá thấp hơn và kho dự trữ dồi dào./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét