Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Hai

Căng thẳng biển Đông và lựa chọn cho Việt Nam

Trình bày báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa
Tại phiên họp toàn thể lần thứ 24 của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc trong hai ngày 27 và 28/8 ở New York, Mỹ, đại diện Chính phủ Việt Nam đã trình bày Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía Bắc Biển Đông.

Cũng tại phiên họp này, đại diện Chính phủ hai nước Việt Nam và Malaysia còn trình bày Báo cáo chung Việt Nam-Malaysia về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý ở khu vực phía Nam Biển Đông.


Phát biểu tại phiên trình bày, Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc chuẩn bị xây dựng và hoàn thiện báo cáo theo đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và khoa học của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc.

Trưởng đoàn Việt Nam đồng thời khẳng định việc xây dựng và đệ trình báo cáo của Việt Nam lên ủy ban là phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, không ảnh hưởng đến vấn đề phân định biển và lập trường của các nước liên quan đến tranh chấp về lãnh thổ và biển.

Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết mọi bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước 1982 và DOC.

Trưởng đoàn Việt Nam đề nghị Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc sớm thành lập các tiểu ban xem xét Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo đúng các quy định của Công ước 1982 cũng như Quy tắc hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ chính đáng của quốc gia ven biển.

Trước đó, trong hai ngày 6 và 7/5/2009, văn bản Báo cáo quốc gia của Việt Nam và văn bản Báo cáo chung Việt Nam-Malaisia đã được đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc theo đúng quy định của Liên Hợp Quốc.
(TTXVN)


TS. Nguyễn Trọng Bình bàn về căng thẳng đa quốc gia liên quan tới biển Đông và lựa chọn cho Việt Nam
.



Căng thẳng biển Đông

Trong những ngày gần đây việc tranh chấp tại vùng biển Ðông và những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lại trở nên một đề tài nóng. Tàu không vũ trang Impeccable của Mỹ chạm trán với hải quân Trung Quốc và nay Mỹ phải điều động hạm đội đến vùng biển; Tổng thống Philippinnes vừa ban hành luật lãnh hải tuyên bố chủ quyền trên nhóm đảo Scarborough và Trung Quốc tổ chức các chuyến du lịch trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm toàn bộ quần đảo từ năm 1974 từ Việt Nam.





Hiện nay, trong ngôn ngữ gặp trên một số báo chí văn thư hay có thói quen gọi khu vực biển có tranh chấp ở Đông Nam Á là “biển Nam Trung Hoa” (South China Sea hay La Mer de Chine du Sud), có lẽ vì Trung Quốc được lấy làm vị trí chuẩn, chứ không mang ý nghĩa công pháp quốc tế là biển này thuộc Trung Quốc.

Vì vậy, Việt Nam đã gọi biển này là biển Đông cũng có ý nghĩa lấy Việt Nam làm vị trí chuẩn và biển này là cửa ngõ chính của Việt Nam nhìn ra biển lớn.

Biển Đông không những là nơi có nhiều nguồn tài nguyên về mỏ năng lượng (như dầu mỏ) mà còn cung cấp nguồn hải sản cho các nước quanh vùng.

Hơn thế nữa, biển Ðông còn là hành lang của các hải thuyền quốc tế qua lại tấp nập từ vùng biển Ấn Độ Dương lên Ðông Bắc châu Á.

Cho đến gần đây, theo luật và theo thông lệ quốc tế, các nước quanh vùng biển này được coi như có chủ quyền lãnh hải như vẽ trong bản đồ (lằn xanh) và khu hải phận quốc tế tàu bè vẫn được tự do qua lại. Tuy nhiên gần đây Trung Quốc công bố bản đồ chủ quyền là vùng lãnh hải hầu như độc quyền chiếm hết đảo và biển của vùng này (xem bản đồ, lằn đỏ) .


Click vào để xem ảnh lớn.

Lập trường các bên

Liên quan đến vùng biển Ðông, lập trường các quốc gia liên quan thuộc 2 nhóm chính như sau :

1. Sự việc hạn đăng ký chủ quyền hải phận quốc gia với Liên Hiệp Quốc có thời hạn là ngày 13/5/2009 nên các quốc gia đã phải lên tiếng về chủ quyền lãnh hải của mình. Việc Philippines nhảy vào tranh chấp mạnh và Tổng thống nước này ban hành luật lãnh hải là một hành động công bố chủ quyền biển của mình.
Mới đây Malaysia cũng đã lên tiếng. Phần lãnh hải họ chủ trương hầu hết ở những nơi gần lãnh hải hiện nay của họ mà Trung Quốc coi là của mình (xem bản đồ biển Trung Quốc vẽ "cái lưỡi bò" chiếm hết các đảo và vùng biển không kể gì đến các nước khác).
Việt Nam và các nước Ðông Nam Á khác hầu như chỉ tranh MỘT PHẦN BIỂN và ÐẢO. Riêng Trung Quốc với lợi thế của nước lớn (với sức mạnh của một siêu cường khu vực về kinh tế và quân sự) đã chủ trương chiếm TẤT CẢ VÙNG BIỂN và ÐẢO của khu vực này.


Trồng rau ở Trường Sa. Ảnh: Thanhnien

Trong các nước, Trung Quốc là nước siêu cường có ưu thế quân sự, kinh tế mạnh nhất, có thể chèn ép bất kỳ nước Ðông Nam Á nào trong cuộc tranh giành tay đôi với Trung Quốc.

2. Mỹ, Nhật và các quốc gia khác chủ trương đòi hỏi quyền tự do đi lại nơi hải phận quốc tế ở biển Đông. Các quốc gia này không chủ trương đòi chiếm hữu đảo và chủ quyền lãnh hải, chủ quyền khai thác kinh tế, tài nguyên tại khu vực; mà chỉ đòi hỏi quyền tự do đi lại nơi lãnh hải quốc tế. Họ muốn duy trì đường hải hành này để tránh cho tàu bè phải đi vòng ra biển Thái Bình Dương xa hơn, ngoài bờ Ðông của Philippines.
Việc Mỹ mang chiến hạm đến để bảo vệ tàu Impeccable được giải thích là Mỹ muốn duy trì con đường biển quốc tế này. Xung đột với hải quân Trung Quốc xảy ra vì toàn bộ vùng biển này bị Trung Quốc chủ trương chiếm hữu (mặc dù chủ trương của riêng Trung Quốc không được quốc tế thừa nhận).
Theo thông lệ quốc tế về đường biển, vùng biển này cần có khu hải phận quốc tế, có khu vực đặc quyền kinh tế của các nước có bờ biển và mọi người được tự do đi lại. Việc Mỹ chủ trương giữ quyền đi lại tự do trong khu vực lãnh hải quốc tế này là rất quan trọng đối với các nước Ðông Nam Á, vì nó giới hạn sự độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc. Do đó các nước Đông Nam Á có bờ biển tại vùng biển này cần ủng hộ chủ trương giới hạn sự độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc.


Ảnh: VNN

Khi Trung Quốc đã hoàn tất việc độc chiếm toàn bộ vùng biển Đông qua đường ranh giới của tấm bản đồ "lưỡi bò", thọc sâu xuống phía Nam và chiếm lĩnh toàn bộ khu vực biển, lúc đó họ sẽ bắt các nước đi qua, kể cả Việt Nam, phải xin phép Trung Quốc bằng sức ép kinh tế và quân sự.

Sự va chạm giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc đã xảy ra năm 2001 và nay lại xảy ra là một thời cơ cho các nước Đông Nam Á nhỏ yếu hơn Trung Quốc có cơ hội nói lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc mình.
Lựa chọn cho Việt Nam

Đứng trước tình thế mới hiện nay, để bảo vệ quyền lợi của mình, theo thiển ý của người viết, Việt Nam nên có suy nghĩ để hành động như sau:

Qua những phản ứng của các quốc gia khu vực biển Ðông và quốc tế đối với chủ trương của Trung Quốc cho ta thấy:
1. Việc tranh chấp này chứng tỏ rằng các nước không chấp nhận toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.
2. Vấn đề tranh chấp đang trở thành tranh chấp quốc tế.
3. Vấn đề tranh chấp biển Ðông phải là sự thảo luận và phân chia theo luật pháp quốc tế và được quốc tế bảo vệ .
4 .Tranh chấp vùng biển Ðông càng nhiều quốc gia càng làm cho cuộc tranh chấp trở thành một vấn đề quốc tế , đa phương, không là sự tranh chấp tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc (hoặc nước khác với Trung Quốc), trong khi Trung Quốc giữ ưu thế về nhiều mặt.



Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Các hình tròn đen là lãnh hải 12 hải lý của các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dựa trên bản đồ của PetroVietnam.

Sự tranh chấp hiện nay có thể có hai quan điểm đối với Việt Nam:

1. Nên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc và một số ít các nước khác công nhận sự độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc?
2. Nên ủng hộ tập quán quốc tế là các nước trên thế giới có quyền hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển?
Thoạt nhìn, có thể có người nghĩ rằng quan điểm thứ nhất có lợi cho Việt Nam. Vì hiện nay Việt Nam không có nhiều khả năng hay nhu cầu để hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, nhất là bên ngoài biển Đông.

Ngược lại, nhiều nước trên thế giới có khả năng hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Với cách nhìn này thì có vẻ quan điểm số 1 như của Trung Quốc sẽ cản trở những nước này hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và như vậy tốt cho quyền lợi của Việt Nam trong sự bảo vệ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, quan điểm thứ nhất này không phải là tối ưu vì những lý do sau:
Ngày nay, không có nước nào nước bên ngoài biển Đông đe doạ sự vẹn toàn lãnh thổ hay nền độc lập của Việt Nam. Ngay cả những nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông cũng không có yêu sách trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền Việt Nam, Côn Đảo, Phú Quý và các đảo ven bờ.

Vì vậy, nếu những nước này có hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế này mà không gây thiệt hại cho kinh tế và tài nguyên, như UNCLOS đòi hỏi, thì điều đó không gây thiệt hại cho Việt Nam.

Vì vậy, việc ủng hộ duy trì tập quán quốc tế không có hại cho Việt Nam.
Và nếu Việt Nam ủng hộ quan điểm là các nước khác không có quyền hoạt động quân sự, khảo sát, đo đạc, do thám trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì trên thực tế điều đó cũng không đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Lý do là ranh giới lưỡi bò của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc sẽ không công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà sẽ cho rằng phần lớn vùng biển đó là của Trung Quốc, và họ vẫn sẽ có hoạt động quân sự trong phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Như vậy, sự ủng hộ quan điểm của Trung Quốc sẽ không có nhiều ích lợi cho Việt Nam hiện nay và lâu dài mà chỉ có ích cho Trung Quốc nhiều hơn.

Nguy hiểm hơn cho Việt Nam, nếu Trung Quốc thành công trong việc biến vùng đặc quyền kinh tế của họ thành vùng đặc quyền quân sự thì điều này sẽ tăng khả năng cho họ đòi hỏi là vùng biển bên trong ranh giới lưỡi bò cũng là vùng đặc quyền quân sự của họ, và tăng khả năng họ thành công trong đòi hỏi đó.
Như vậy, ủng hộ quan điểm 1 của Trung Quốc sẽ rất có hại cho Việt Nam.
Vì những lý do trên :
- Việt Nam tuyệt đối không nên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc mà nên ủng hộ việc duy trì tập quán quốc tế, một giải pháp quốc tế cho vùng biển Ðông .
- Việt Nam cần mau chóng hoàn thành bản đồ lãnh hải vùng biển đông để đăng ký với LHQ trước ngày 13/5/2009, Việt Nam cương quyết khẳng định lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc mình trước công pháp quốc tế và LHQ, bảo vệ cửa ngõ ra khơi của con tàu Việt Nam đang tiến ra biển lớn.

TS Nguyễn Trọng Bình
Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (1)


Nhằm đưa đến cho độc giả một số kiến thức căn bản về lãnh hải, luật biển quốc tế, Tuần Việt Nam đăng tải một phần cuốn sách “Sổ tay pháp lý cho người đi biển”. Sách do Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới Chính phủ và NXB Chính trị Quốc gia phát hành, năm 2002.

Tên sách: SỔ TAY PHÁP LÝ CHO NGƯỜI ĐI BIỂN
Tác giả: Tập thể tác giả, Luật sư, TS Hoàng Ngọc Giao chủ biên
Phát hành: Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới, NXB Chính trị Quốc gia.

CHƯƠNG III. CÁC THỰC THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂN



Bìa cuốn sách
Về quốc gia ven biển, quốc gia không có biển, quốc gia quần đảo
Quốc gia ven biển là các quốc gia có bờ biển.
Quốc gia không có biển là các quốc gia không có bờ biển. Hiện trên thế giới có 42 quốc gia không có bờ biển. Lào, nước láng giềng của nước ta, là quốc gia không có bờ biển.
Các quốc gia không có biển có quyền đi ra biển và đi từ biển vào để thực hiện các quyền mà những quốc gia này được hưởng theo Công ước Luật biển 1982 (quyền tự do trên biển cả, các quyền với vùng…), quyền có hạm đội treo cờ của nước mình, được khai thác số cá thừa tại vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển theo thỏa thuận với quốc gia ven biển.
Thực hiện các quyền này, các quốc gia không có biển có quyền quá cảnh các quốc gia khác thông qua thỏa thuận với các quốc gia đó. Việc quá cảnh được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của quốc gia không có biển và lợi ích chính đáng của quốc gia quá cảnh hữu quan.
Lào thực hiện quyền quá cảnh qua Việt Nam theo Hiệp ước năm 1959 giữa Lào và Nam Việt Nam, bảo đảm quyền tự do quá cảnh. Sau năm 1975, CHXHCN Việt Nam tạo điều kiện cho Lào quá cảnh qua cảng Đà Nẵng và cảng Cửa Lò. Ngoài ra, Việt Nam còn cho phép Lào đánh bắt lượng cá dư thừa trên vùng đặc quyền về kinh tế theo thỏa thuận giữa hai bên.
Quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần dảo và có thể bao gồm một số hòn đảo khác nữa. Ven bờ Biển Đông có hai quốc gia quần đảo thuộc loại lớn nhất trên thế giới là Philippines và Indonesia. Nước ta tuy có nhiều đảo và quần đảo song vẫn không phải là quốc gia quần đảo mà chỉ là quốc gia ven biển.
Khái niệm quốc gia quần đảo lần đầu tiên được công nhận trong Công ước Luật biển 1982, tại Điều 46. Trên thế giới có nhiều quốc gia quần đảo, gần gũi với chúng ta có Indonesia, Philippines, hay Cabo Verde.
….
Đảo là gì?
Đảo theo cách hiểu thông thường là một vùng đất có nước bao quanh. Theo cách hiểu này, ta có đảo nằm trong các sông hồ và đảo nằm trong biển (hải đảo). Đối với người đi biển thì đảo được hiểu là các hải đảo nói chung, bao gồm các đảo, đá.
Theo nghĩa pháp lý:
Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. (trích Điều 121, Công ước Luật biển 1982)
Định nghĩa trên đã đưa ra các điều kiện pháp lý để một vùng đất có nước bao quanh được công nhận là đảo trước pháp luật:




  1. một đảo phải được hình thành một cách tự nhiên: “Vùng đất tự nhiên” này phải có sự gắn bó hữu cơ với đáy biển;








  2. có cùng độ nổi thường xuyên như đất liền, khi thủy triều lên vẫn ở trên mặt nước, ở trên mực triều cường và








  3. Đảo cần phải có nước bao bọc xung quanh. Tuy nhiên, khi một đảo được nối với đất liền bởi cây cầu hoặc đường hầm thì đương nhiên vẫn có giá trị như một đảo. Trong các quy định của luật pháp quốc tế cũng như thực tiễn đời sống quốc tế đã chứng minh thành phần vật chất cấu tạo nên đảo có thể từ bùn, san hô, cát, đất… mà không ảnh hưởng đến chế độ pháp lý của các đảo.




Chế độ pháp lý của đảo:
Với điều kiện phải tuân thủ Khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. (trích Điều 121 Công ước Luật biển 1982)
Quy định này khẳng định các đảo cũng có cùng các danh nghĩa và được đối xử ngang bằng như các vùng lãnh thổ đất liền. Có nghĩa là, các đảo có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.
Trên các đảo, quốc gia cũng có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền (các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp). Điều này đã làm tăng thêm vai trò của các đảo. Năm 1955, Nữ hoàng Anh đã ra lệnh cho Hải quân cắm cờ, dựng bia chủ quyền trên Rock All rộng 3 m vuông, cao 21 m, để tuyên bố vùng đặc quyền về kinh tế xung quanh Rock All là 200 hải lý.
Đảo Cook rộng 243 km vuông có quyền nhận 352.240 km vuông vùng đặc quyền về kinh tế. Đảo Naru với 21 km vuông sẽ có 323.750 km vuông vùng đặc quyền về kinh tế. (1)
Phân loại
Mặc dù có một quy chế cho các đảo, nhưng Công ước Luật biển 1982 không đưa ra được các tiêu chuẩn để phân loại các đảo. Trước đây, trong dự thảo các điều khoản liên quan tới việc hoạch định quyền tài phán của quốc gia ven biển trong các vùng biển thuộc quyền tài phán của họ đưa ra trong Hội nghị lần thứ III của LHQ về Luật biển ngày 17-7-1973 có đưa ra đề nghị đảo “là một diện tích tự nhiên có diện tích trên 1 km vuông” (2). Kiến nghị này có vẻ như giống các nỗ lực phân loại của Văn phòng Thủy văn Quốc tế và một số chuyên gia:
+ Đá (rocks) có diện tích nhỏ hơn 0,001 hải lý vuông
+ Đảo nhỏ (islets) có diện tích 0,001 - 1 hải lý vuông
+ Đảo vừa (isles) có diện tích 1 - 1.000 hải lý vuông
+ Đảo lớn (islands) có diện tích trên 1.000 hải lý vuông

Cho đến nay, vẫn chưa có sự phân loại các đảo một cách cụ thể chính xác của bất cứ cơ quan, tổ chức quốc tế nào.
Các đảo và các quy định của Việt Nam về các đảo?
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với chiều dài bờ biển khoảng 3.620 km và rất nhiều các đảo ven bờ và xa bờ. Hệ thống đảo tiền tiêu phía Bắc có các đảo: đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn Mát, Hòn Mê (Thanh Hóa)… Các đảo lớn ven bờ, giàu tiềm năng như: Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông… Các đảo của nước ta có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật biển 1982. Theo quy định chung, Việt Nam phải có các quy định phù hợp với Công ước. Về các đảo, chúng ta cũng như các quốc gia khác thường không có các quy định cụ thể, chế độ pháp lý của các đảo. Chỉ trong trường hợp cụ thể (liên quan đến việc hoạch định quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong các vùng biển…) có thể sẽ có các quy định riêng.
Đá có phải là đảo không?
Đá là một dạng của đảo, thường được gọi là đảo đá hoặc bãi đá. Đây là những đảo được hình thành một cách tự nhiên từ đá. Các đảo này thường được cấu thành từ một khối liền nhất hoặc từ nhiều chỏm đá, diện tích nhỏ (thường nhỏ hơn 0,001 hải lý vuông).
Các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì chỉ được có vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý, không được phép có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền về kinh tế (trích Khoản 3, điều 121 Công ước Luật biển 1982).
Trong điều 10 của Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958 đã trao một lãnh hải cho tất cả các phần nhô lên một cách tự nhiên trên biển. Và theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, đã không được hưởng quy chế của các đảo, có nghĩa là đá chỉ có được vùng lãnh hải 12 hải lý và vùng tiếp giáp lãnh hải 12 hải lý.
Trong thực tiễn quốc tế, có những trường hợp, bãi đá chỉ được 3, 6 hay 9 hải lý lãnh hải và vùng tiếp giáp, tùy vào sự thỏa thuận của các quốc gia liên quan hoặc phán quyết của Tòa án Quốc tế, Tòa Trọng tài hoặc các cơ quan tài phán quốc tế khác mà các bên liên quan chấp nhận đề nghị hoặc trưng cầu.
CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA
Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 quy định về các vùng biển như thế nào?
Công ước Luật biển 1982 chính thức xác lập cơ sở pháp lý cho việc xác lập các vùng biển – một vấn đề vốn gây rất nhiều bất đồng giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Công ước quy định cụ thể về cách xác định, phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán và quyền chủ quyền của quốc gia, các vùng biển nằm ngòai phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, theo đó:
Các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán hoặc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển gồm:



  • Nội thủy







  • Lãnh hải







  • Vùng tiếp giáp lãnh hải







  • Vùng đặc quyền về kinh tế







  • Thềm lục địa




Các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển gồm:



  • Biển cả







  • Vùng đáy đại dương – di sản chung của nhân loại




____________
Ghi chú:
(1) Quy chế pháp lý của các đảo trong luật biển mới. Tạp chí Luật quốc tế của các khoa học ngoại giao và chính trị, tập 65, 1987, tr. 162.
(2) Tư liệu A.AC, 138 SC II.L. 28 ngày 17-7-1973



Lãnh hải Việt Nam, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (2)



Tên sách: SỔ TAY PHÁP LÝ CHO NGƯỜI ĐI BIỂN
Tác giả: Tập thể tác giả, Luật sư, TS Hoàng Ngọc Giao chủ biên
Phát hành: Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới, NXB Chính trị Quốc gia.







Đường cơ sở là gì? Ý nghĩa của nó trong việc xác định không gian biển?
Đường cơ sở là cách nói ngắn của từ “đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Tuy nhiên, do sau này đường cơ sở này còn là căn cứ để xác định ranh giới của tất cả các vùng biển còn lại nên người ta có xu hướng gọi tắt. Theo cách hiểu trực quan nhất, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải chính là đường ranh giới bên trong của lãnh hải. Theo Công ước Luật biển 1982, ta có hai loại đường cơ sở: đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng.
Đường cơ sở thông thường “… là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận” (Điều 5, Công ước Luật biển 1982).
Đường cơ sở thẳng là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp và được áp dụng “ở những nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và do những điều kiện tự nhiên khác” (Điều 7, Công ước Luật biển 1982). Việc vạch đường cơ sở thẳng phải tuân thủ hai điều kiện:



  1. Tuyến đường cơ sở thẳng vạch phải đi theo xu hướng chung của bờ biển, và







  2. Các vùng biển ở bên trong đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đặt dưới chế độ nội thủy, nghĩa là tuyến đường cơ sở thẳng vạch ra không được cách xa bờ.




Khi vạch ra đường cơ sở thẳng phải tuân thủ theo các hạn chế sau:



  1. Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm không được chọn làm các điểm cơ sở trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước, hoặc việc kẻ đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế;







  2. Khi vạch đường cơ sở thẳng phải lưu ý không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hay một vùng đặc quyền về kinh tế.




Đường cơ sở quần đảo: là đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá nổi xa nhất của quần đảo. Đường cơ sở thẳng này phải bảo đảm các điều kiện:



  • Khu vực trong đường cơ sở quần đảo phải có tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, từ tỷ số 1/1 đến 9/1.







  • Chiều dài các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; có thể có tối đa 3% tổng số đường cơ sở dài quá 100 hải lý nhưng cũng không được quá 125 hải lý.







  • Tuyến đường cơ sở không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của hòn đảo.







  • Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia khác tách rời khỏi biển cả hay vùng đặc quyền về kinh tế.




Đường cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định ranh giới các vùng biển. Theo Công ước Luật biển 1982, đường cơ sở được dùng để xác định nội thủy (vùng biển nằm phía bên trong đường cơ sở), lãnh hải (12 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng tiếp giáp (24 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng đặc quyền về kinh tế (200 hải lý tính từ đường cơ sở)…
Đường cơ sở của Việt Nam? Phao số 0 có phải là điểm mốc xác định ranh giới phía bên ngoài của lãnh hải nước ta không?
Việt Nam tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải vào ngày 22-11-1982. Theo Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 (sau đây gọi là Tuyên bố 82), hệ thống đường cơ sở của Việt Nam gồm 11 điểm có tọa độ xác định.
Hệ thống này thực tế là kiểu đường cơ sở thẳng và còn để ngỏ hai điểm: điểm 0 nằm trên giao điểm giữa đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) và đảo Poulowai (của Campuchia) và đường phân định biên giới giữa hai bên trong vùng nước lịch sử; và điểm kết thúc ở cửa vịnh Bắc Bộ là giao điểm đường cưa vịnh với đường phân dịnh biển trong vịnh Bắc Bộ.
Theo Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước ta và CHND Trung Hoa ngày 25-12-2000, đường phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ và đường cửa vịnh đã được xác lập. Tuy nhiên, đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ chỉ là đường phân định lãnh hải (các điểm từ 1 đến 9) hoặc đường phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa (các điểm từ 9 đến 21) giữa hai nước. Như vậy, theo tinh thần của Hiệp định, Vịnh Bắc Bộ là vịnh chung giữa hai nước, không phải là vịnh lịch sử như trong các tuyên bố năm 1977 và 1982 của ta. Trong thời gian tới, ta sẽ phải xác lập hệ thống đường cơ sở trong vịnh để xác lập nội thủy và các vùng biển khác của ta trong Vịnh Bắc Bộ.
Đây là trường hợp hiếm thấy trong tiền lệ phân định biển: Đường cơ sở được xác lập sau đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, vì thông thường các đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập sau khi đã xác lập được đường cơ sở.
Trong khi hoạt động trên biển, nhiều bà con thường thấy có phao số 0 và cho rằng đó là biên giới quốc gia trên biển. Sự thực phao số 0 không phải là điểm mốc của đường biên giới quốc gia trên biển. Nó chỉ là điểm đầu tiên của hệ thống mốc tiêu dẫn luồng vào cảng, được đặt theo quy định của Luật Hàng hải.




Đảo Phú Quốc - một địa điểm du lịch đẹp của Việt Nam. (Nguồn ảnh: saigontimesusa.com)
Đường cơ sở có phải là biên giới nước ta trên biển không?
Đường cơ sở không phải là đường biên giới quốc gia trên biển, nhưng nó là cơ sở để xác định đường biên giới đó. Đường biên giới quốc gia trên biển chính là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách vừa bằng chiều rộng của lãnh hải. Như vậy, đường biên giới của nước ta trên biển chính là ranh giới bên ngoài của lãnh hải, chạy song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở 12 hải lý. Tại những vùng chồng lấn lãnh hải với Trung Quốc hay Campuchia, ranh giới bên ngoài của lãnh hải được xác lập theo thỏa thuận giữa ta và bạn.


Nội thủy là gì? Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nội thủy phải tuân thủ những hệ thống pháp luật nào?
Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tối cao và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Nội thủy bao gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nằm giữa đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải và lãnh thổ đất liền.
Trong nội thủy, qu
g Quốc, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết, n
gày 4/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này.


Thứ trưởng cho rằng điều đó đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cuộc tranh biện về Biển Đông
Liên quan đến tranh cãi Biển Đông, Trung Quốc đã không cùng với nước nào đệ nạp chung hồ sơ. Thay vì vậy, họ đã phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ do Malaysia và Việt Nam phối hợp đệ trình Ủy Ban về giới hạn của thêm lục địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc (CLCS).







Bản tiếng Anh bài viết này của các tác giả đã đăng trên Opinion Asia

Cuộc tranh biện về Biển Đông hiện đang liên quan đến sáu nước: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc.

Vào ngày 07 tháng 05 năm 2009, Malaysia và Việt Nam đã cùng đệ trình một hồ sơ liên quan đến một phần diện tích biển tại phía Nam của Biển Đông. Ngày 08 tháng 05 năm 2009, Việt Nam đã nộp một bản đệ trình của chính mình về một khu vực gần trung tâm của Biển Đông.





Các tuyến hàng hải quan trọng đều đi qua biển Đông. Ảnh: uscc.gov
Trước đây Việt Nam đã mời Brunei cùng đệ trình chung với Malaysia và Việt Nam một hồ sơ liên quan đến 1 vùng biển tại phía nam của Biển Đông, và Brunei đã chấp thuận. Tuy nhiên sau đó, Brunei đã không nộp hồ sơ. Nhưng Brunei cũng không phản đối hồ sơ do Malaysia và Việt Nam cùng nộp.
Mặc cho những khác biệt có thể có về Trường Sa, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Philippines đã cùng bàn thảo, cùng làm việc và tạo cơ hội cho nhau tham gia, cũng như kiềm chế không đưa ra những tuyên bố cực đoan nào có khả năng động phạm đến quyền lợi của các quốc gia khác. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Ngược lại với cách hành xử này, Trung Quốc đã không cùng với nước nào đệ nạp chung hồ sơ. Thay vì vậy, họ đã phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ do Malaysia và Việt Nam phối hợp gởi.
Theo như Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), tất cả mọi quốc gia ven biển đều có quyền có một khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng ra biển đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 76 của UNCLOS minh định các tiêu chuẩn trong đó một quốc gia ven biển cũng có quyền đối với vùng thềm lục địa kéo dài ra bên ngoài hai trăm hải lý. Các yêu cầu vượt ra ngoài các vùng này phải được đệ trình cho Ủy Ban về giới hạn của thêm lục địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc (CLCS) để được phê duyệt. Đối với hầu hết mọi quốc gia, thời hạn này là ngày 13 tháng 05 năm 2009.
CLCS sẽ khảo sát các bản đệ trình của các quốc gia ven biển và sẽ đưa ra các khuyến nghị về các khoảng cách có hiệu lực của thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế. CLCS không có quyền hay quyền bảo trợ để giải quyết các tranh cãi về tranh chấp lãnh thổ, và CLCS cũng không thể đưa ra các đề xuất nào có thể làm thiên lệch việc giải quyết các tranh cãi ấy trong tương lai. Tuy nhiên, nếu một quốc gia ven biển xác lập các giới hạn vùng thềm lục địa ngoại vi trên cơ sở những khuyến nghị của CLCS, thì các giới hạn ấy sẽ là cuối cùng và có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.





Tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan trong tranh chấp biển Đông.
Dù CLCS đóng vai trò trung lập đối với các tranh chấp về lãnh thổ, việc đòi hỏi rằng những yêu sách về khu vực thềm lục địa kéo dài ngoại vi của các nước phải do CLCS phê chuẩn đã tạo nên một số các tác động liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Một là, các điều khoản của CLCS có tác dụng khuyến khích các quốc gia có tranh cãi với nhau rằng họ phải nêu ra cụ thể các giới hạn mà họ yêu cầu. Việc hiểu biết một cách cụ thể các yêu sách của các nước khác như thế nào là điều kiện tiên quyết để giải quyết các dị biệt đó.
Hai là, các điều khoản này có tác dụng khuyến khích các nước có tranh cãi với nhau nên cùng làm việc để có thể xác định khu vực thềm lục địa kéo dài ngoại vi kết hợp của (các) đất nước họ với nhau. Việc phối hợp này sẽ gieo những hạt mầm cho sự hợp tác giải quyết tranh chấp trong tương lai.
Ba là, tiêu chuẩn của UNCLOS cho vùng thềm lục địa ngoại vi vốn dĩ trung lập và có tính khoa học, sẽ đặt các quốc gia có đòi hỏi quá đáng vào trong một vị thế bất lợi. Trừ phi những quốc gia ấy sửa đổi những đòi hỏi vô lý của họ để thỏa các tiêu chuẩn của UNCLOS, sẽ không có nhiều khả năng CLCS chấp thuận các yêu sách của họ.
Bốn là, trình tự đệ nạp hồ sơ cho CLCS sẽ không tạo điều kiện cho các quốc gia mạnh hơn lấn lướt các quốc gia nhỏ. Do vậy những trình tự này xiển dương nguyên tắc công bằng và công lý cho mọi quốc gia.
Không có một văn bản nào trong hai văn bản phản đối của Trung Quốc-một phản đối đệ nạp của Việt Nam, hai phản đối đệ nạp phối hợp của Malaysia và Việt Nam- có sử dụng đến những tiêu chí khoa học của UNCLOS về các giới hạn ngoại vi của thềm lục địa. Thay vì vậy, các phản đối của Trung Quốc bao gồm và đề cập đến một bản đồ hình chữ U của Trung Quốc, bao trùm vào khoảng 80% Biển Đông.
Cũng nên lưu ý rằng Trung Quốc không đệ trình bất kỳ hồ sơ nào cho CLCS liên quan đến Biển Đông. Lý do là quá rõ ràng: đường chữ U của Trung Quốc hoàn toàn không thể dùng các chuẩn của UNCLOS để biện minh cho vùng thềm lục địa ngoại vi của nó.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa đường chữ U ra một cơ quan của Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh xác lập giới hạn về biển. Việc này làm thay đổi một cách định tính trạng thái của đường chữ U, từ một yêu sách mơ hồ và mập mờ sang một hình thái yêu sách về vùng biển, lòng biển và thềm lục địa trong vòng đường vẽ đó. Đông Nam Á và các quốc gia hàng hải chủ yếu trên thế giới cần phải quan tâm đến sự khai triển này.
Tựu trung, các hoạt động của các nước khác nhau liên quan đến những bản đệ trình cho CLCS đã thể hiện hai cách tiếp cận đối ngược trong tranh chấp ở Biển Đông. Cách hành xử của năm nước Đông Nam Á là gác lại các khác biệt về các đảo đang tranh chấp, sử dụng UNCLOS và cùng nhau làm việc hướng đến một sự phân chia lãnh thổ biển. Cách tiếp cận của Trung Quốc bao gồm việc bác bỏ UNCLOS và tiến hành ngày càng gia tăng để chiếm lấy 80%Biển Đông. Bởi hai cách tiếp cận này có những khác biệt cơ bản, rõ ràng khả năng giải quyết các bất đồng ở Biển Đông một cách hòa bình, hợp pháp và công bằng là rất mong manh trong tương lai gần.




  • Dương Danh Huy – Trần Vinh Dự - Lê Vĩnh Trươn





Chú ý : còn tiếp,,mời các bạn đón xem trong tại trang này ngày kế tiếp........


Thượng nghị sỹ Mỹ: Cần duy trì cân bằng ở Biển Đông



- Phát biểu với báo giới chiều nay (19/8( tại Hà Nội, Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nói cần sự cân bằng sức mạnh các quốc gia ở Biển Đông.

Mô tả ảnh.
Ảnh: XL
Thượng nghị sỹ Jim Webb đến Việt Nam, chặng dừng chân cuối cùng trong khuôn khổ chuyến thăm 5 quốc gia Đông Nam Á.
Tại buổi tiếp Thượng nghị sỹ hôm nay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã trao đổi về tình hình và các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước, một số vấn đề khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

Thượng nghị sỹ Jim Webb ca ngợi "vai trò xây dựng và có trách nhiệm của Việt Nam với cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đóng góp tích cực vào hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới".

Ông tin tưởng với kinh nghiệm và uy tín của mình, Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010.
Chiều cùng ngày, ông Jim Webb cũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

ASEAN: Khu vực sống còn đối với Mỹ

Gặp gỡ báo chí, Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Webb đã nhấn mạnh vai trò của khu vực Đông Nam Á trong chính sách của Mỹ. Ông dẫn lại lời của Ngoại trưởng Hillary Clinton rằng ASEAN là "khu vực sống còn" đối với Mỹ và mong muốn không chỉ cấp chính quyền mà người dân Mỹ sẽ hướng đến khu vực Đông Nam Á nhiều hơn.
"Mục đích chính của các chuyến thăm nhằm khẳng định tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á đối với Mỹ, giúp nhân dân Mỹ hiểu khu vực này có tầm quan trọng đối với chúng tôi như thế nào", Thượng nghị sỹ nhấn mạnh.
Ông cũng cho hay mỗi nước ASEAN có lịch sử khác nhau trong quan hệ với Mỹ. Với mục đích lắng nghe quan điểm của lãnh đạo ASEAN trong khu vực, chuyến thăm 5 nước Đông Nam Á giúp Mỹ gia tăng hiểu biết, gia tăng lợi ích trong quan hệ với khu vực ASEAN.
Về quan hệ với Việt Nam, Thượng nghị sỹ khẳng định ông có những dự cảm tích cực về tương lai quan hệ và giờ đây là "thời điểm tốt đẹp" để hai bên phát triển quan hệ song phương.
Cân bằng sức mạnh
Tại cuộc họp báo chiều 19/8, Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Webb đã trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan vấn đề Biển Đông:
- Ông đã có nhiều bình luận về tranh chấp liên quan đến Biển Đông, sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian qua. Trong chuyến đi đến các nước Đông Nam Á, ông có bàn luận vấn đề này với các nhà lãnh đạo các nước? Quan điểm của Mỹ trong vấn đề này như thế nào?
Tôi muốn trả lời câu hỏi liên quan đến mối quan ngại về sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trên bình diện rộng, không chỉ bó hẹp ở khu vực Biển Đông. Vấn đề ở Biển Đông quan trọng không đơn giản chỉ là vấn đề hải quân nước này đối chọi lại hải quân nước khác, mà vì sự cần thiết phải có cân bằng về sức mạnh quốc gia. Đây là vấn đề chủ quyền quốc gia. Tôi đã nêu vấn đề này nhiều năm qua.
Gần đây, tôi chủ trì phiên điều trần tại Thượng Viện Mỹ về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, ở quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa và một số quần đảo gần đó. Cần phải có sự cân bằng về sức mạnh của các quốc gia. Tôi đã thảo luận trong nhiều cuộc gặp gỡ và trong cuộc gặp gần đây nhất.
Điểm chủ chốt rất quan trọng, theo tôi đó là Mỹ phải duy trì được mối liên hệ lịch sử đối với các nước ở Đông Nam Á để duy trì sự cân bằng khi mà có những quốc gia lớn mạnh khác đang nổi lên. Và tôi tin rằng điều này tốt cả về mặt kinh tế và ngoại giao đối với Mỹ, đối với những nước như Việt Nam, khi mà hiện đang có nước khác nổi lên.
- Là chuyên gia hiểu biết về Đông Á, xin ông bình luận về việc Trung Quốc vừa qua đưa ra tuyên bố chủ quyền của họ trên 80% diện tích ở Biển Đông, mà người Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa?
Tôi đã có cuộc thảo luận nhiều năm qua về vấn đề này. Tôi đã đề nghị Thượng viện Mỹ tổ chức điều trần về vấn đề này, như tôi cũng đã từng chủ trì phiên điều trần tương tự, để xem xét những tuyên bố về chủ quyền liên quan đến Biển Dông.
Quan điểm của tôi, như tôi nói ở Washington, đó là Mỹ nên có thái độ, quan điểm cụ thể hơn về việc bảo vệ chủ quyền của khu vực này, không nhất thiết bằng biện pháp quân sự, mà cần thể hiện bằng ngoại giao, và Mỹ cần sẵn sàng là lực lượng cân bằng đối với Trung Quốc trong khu vực. Điều quan trọng là cần có sự cân bằng. Đã có sự tranh cãi chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa. Cần có sự giải quyết công bằng và Washington cần tham gia.

Xuân Linh


VN yêu cầu Trung Quốc bồi thường ngư dân bị bắt
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng chiều nay cho biết, Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện và bồi thường các ngư dân và tàu cá Việt Nam, do họ bị phía Trung Quốc bắt khi đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.


Thuyền trưởng Dương Văn Thọ (áo xanh) trên chiếc tàu vừa từ Hoàng Sa trở về huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Nguyễn
Ông Lê Dũng cho biết thêm: "Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe và tài sản của ngư dân bị bắt, sớm thông báo về tình hình và kết quả giải quyết vụ việc này cho Việt Nam theo đúng quy định của hiệp định lãnh sự được ký kết giữa hai nước. Phía Trung Quốc đã ghi nhận yêu cầu của Việt Nam và vụ việc đang được giải quyết thông qua con đường ngoại giao".
Trước đó ngày 21/6, lực lượng tuần tra Trung Quốc bắt 3 tàu cá gồm 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam, khi họ đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam khẳng định hành động này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm 22/6, trong đó yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay số ngư dân và tàu cá nói trên. Tới ngày 25/6, 25 ngư dân đã về đến Việt Nam an toàn, trong khi 12 người và 2 tàu cá tiếp tục bị Trung Quốc giam giữ.
Ông Dương Văn Thọ, chủ tàu được Trung Quốc thả về từ Hoàng Sa kể với VnExpress.net rằng, tàu của ông cùng hai tàu bạn đang trên đường chạy tìm nơi trú bão số 2 ở ngoài khơi cách đảo Linh Côn 15 hải lý về phía Đông, thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam, thì bị tàu kiểm ngư Trung Quốc áp sát.
Tàu Trung Quốc đã áp tải đưa 3 tàu và 37 ngư dân Việt Nam về đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Theo lời ông Thọ, phía Trung Quốc đã đưa ra ba quyết định xử phạt, ép ba thuyền trưởng của ba tàu lăn tay, chịu mức phạt tiền tổng cộng 210.000 nhân dân tệ (tương đương 540 triệu đồng) vì "xâm phạm lãnh hải Trung Quốc". Sau khi tiến hành lăn tay, tàu của ông Thọ may mắn được thả về cùng 25 ngư dân, còn 12 người vẫn bị bắt giữ.

Đình Chính



Biển Đông, sự quan tâm của Mỹ và lựa chọn của VN
Giải pháp cho các tuyên bố về lãnh thổ, lãnh hải và vùng thềm lục địa mở rộng chỉ có thể đạt được bởi một quyết định chính trị ở cấp cao nhất giữa Bắc Kinh và Hà Nội - Gs. Carl Thayer viết cho Tuần Việt Nam.
Tuần Việt Nam ghi lại ý kiến của một nhà Việt Nam học quen thuộc, GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia như một góc nhìn riêng cần tham chiếu.
Người giám hộ ghen tuông
Ngay từ khi Công ước luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) được thông qua năm 1982 và trở thành luật quốc tế thì nó đã trở thành chủ đề của hợp tác và tranh cãi. Quan niệm về vùng đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý đã trở thành nguyên nhân tạo ra những vùng chồng lấn trong các tuyên bố của các nước tại biển Đông.
"Mỹ có lợi ích to lớn trong việc duy trì ổn định, quyền tự do hàng hải và quyền hoạt động thương mại theo luật quốc tế ở các tuyến hàng hải ở Đông Á... Chúng tôi chống lại bất cứ hành động nào đe dọa các công ty của Mỹ". - Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Scot Marciel.
Khi UNCLOS đi vào thực hiện, các quốc gia ven biển bắt đầu tăng cường khả năng thực hiện quyền kiểm soát với các vùng đặc quyền kinh tế bằng việc phát triển các tàu tuần tra trên biển và các máy bay do thám. Một số quốc gia ven biển cũng chiếm đóng các đảo đá và một số khu vực khác ở biển Đông.


Chưa từng xảy ra trường hợp nào hai quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế để tìm giải pháp bởi điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải chấp nhận một giải pháp có tất cả hoặc không có gì. Do đó, mỗi quốc gia trở thành một người giám hộ đầy ghen tuông với chủ quyền của quốc gia mình.
Nó cũng dẫn tới các vụ va chạm và tình trạng căng thẳng về ngoại giao liên tục diễn ra khi một quốc gia phản ứng với cái được cho là sự xâm phạm chủ quyền quốc gia của một quốc gia khác.


Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc UNCLCS đã quyết định ngày 13/5/2009 là thời hạn cho các quốc gia ven biển gửi đăng kí tuyên bố về thềm lục địa mở rộng dựa trên các tiêu chuẩn kĩ thuật cụ thể. Việc đệ trình lên UNCLCS không tác động tới tuyên bố về chủ quyền.


Hành động phản đối báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia cũng như báo cáo riêng rẽ của Việt Nam của Trung Quốc chỉ có thể ngăn giải pháp của UNCLCS cho vấn đề này. Nói cách khác, tình hình biển Đông vẫn tiếp tục giữ nguyên trạng.


Sẽ là không thực tế nếu Việt Nam trông đợi vào một bên thứ ba, ngay cả khi đó là một bên thứ ba độc lập như UNCLCS có thể xử lý vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông một cách rõ ràng. Giải pháp cho các tuyên bố về lãnh thổ, lãnh hải và vùng thềm lục địa mở rộng chỉ có thể đạt được bởi một quyết định chính trị ở cấp cao nhất giữa Bắc Kinh và Hà Nội (và các bên liên quan khác) để giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.


Hành động đơn phương của Trung Quốc


Căng thẳng ở biển Đông có vẻ tăng lên kể từ năm 2007. Tình trạng căng thẳng này chủ yếu thuộc trách nhiệm của Trung Quốc với các hành động đơn phương của nước này.


Cuối năm 2007, Trung Quốc đã điều động lực lượng hải quân mang tính khiêu khích ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: xây dựng cơ quan hành chính Tam Sa. Tiếp đó, Trung Quốc sử dụng áp lực chính trị đối với hãng dầu khí BP của Anh và Exxon Mobile của Mỹ nhằm buộc các công ty này chấm dứt hoạt động thăm dò khai thác với Việt Nam.


Năm 2009, các tàu hải quân Trung Quốc đã đối đầu với tàu hải quân Mỹ, UNSS Impeccable trong vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam. Chỉ thời gian ngắn sau đó, một tàu ngầm Trung Quốc đang quan sát hoạt động diễn tập hải quân đa phương ở vùng biển ngoài khơi Philippines đã va chạm với hệ thống thiết bị thăm dò hoạt động của tàu ngầm được gắn với tàu khu trục của Mỹ, tàu John S.McCain.


Trung Quốc tuyên bố USNS Impeccable của Mỹ đã hoạt động bất hợp pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Trong khi đó, Mỹ xem vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển quốc tế.


Mối quan tâm của nước Mỹ


Hành động của Trung Quốc đã dẫn tới việc chính quyền Obama đưa ra những lời lẽ cảnh báo cẩn trọng tới Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không để bị đe dọa.


Tháng 5/2009, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Scot Marciel đã tuyên bố thẳng thừng rằng Mỹ “có lợi ích to lớn trong việc duy trì ổn định, quyền tự do hàng hải và quyền hoạt động thương mại theo luật quốc tế ở các tuyến hàng hải ở Đông Á”.


Mỹ đã ngay lập tức phủ nhận các tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến vùng lãnh hải và vùng biển nào không dựa trên cơ sở vùng đất có chủ quyền trên đất liền. “Những tuyên bố liên quan đến vùng biển như vậy không phù hợp với luật quốc tế”, ông Marciel nói.


Và quan trọng hơn, ông Marciel tuyên bố “chúng tôi - Mỹ chống lại bất cứ hành động nào đe dọa các công ty của Mỹ".


Một thông điệp mạnh hơn được Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Scher gửi tới Trung Quốc.


Trong tháng 5, ông này đưa ra chiến lược 4 điểm. Một là, Mỹ sẽ thể hiện “bằng ngôn ngữ và hành động” rằng Mỹ có ý định duy trì “lực lượng quân sự vượt trội ở khu vực”.


Hai là, hải quân Mỹ sẽ lưu ý khẳng định quyền tự do hàng hải bằng các hành động “cố ý và được cân nhắc kĩ” bằng việc tiếp tục hoạt động của Mỹ ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.


Ba là, Mỹ sẽ xây dựng “mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các đối tác ở khu vực, đặc biệt ở lĩnh vực an ninh hàng hải”.


Bốn là, Mỹ sẽ tăng cường cơ chế ngoại giao quân sự mà nước này đã tạo dựng với Trung Quốc để tăng cường liên lạc và giảm nhẹ những rủi ro của việc tính toán sai.


Chính quyền Obama đã nâng quan hệ Mỹ - Trung lên một mức độ mới bằng việc làm chủ nhà của cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược ở Washington vào tháng 7/2009 ở cấp bộ trưởng đa phương. Tổng thống Obama cũng sẽ thăm Bắc Kinh vào cuối năm nay để dự Hội nghị thượng đỉnh APEC. Cuối cùng, Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và Tổng tư lệnh lực lượng quốc phòng Australia đã đồng ý mời Trung Quốc tham gia vào diễn tập quân sự ba bên. Các cuộc diễn tập này có thể có sự tham gia của một lực lượng nhỏ đơn vị trên bộ và trên biển.


Những cuộc gặp cấp cao này sẽ tạo nền tảng cho chủ nghĩa lạc quan cẩn trọng rằng Mỹ và Trung Quốc có thể xử lý được một cách hoà bình sự khác biệt trong vấn đề biển ở biển Đông.


Việc Mỹ phản đối cơ sở luật pháp của các tuyên bố về biển của Trung Quốc là một tin vui cho Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với tham vọng của Trugn Quốc trong việc đe doạ các công ty Mỹ hợp tác với Việt Nam sẽ gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ Washington.


Lựa chọn nào cho Việt Nam?


Việt Nam phải tiếp tục hành xử ở cả ba cấp độ: song phương, khu vực và trong nước. Việt Nam và Trung Quốc đã có một cơ chế ngoại giao được xây dựng từ lâu, như Uỷ ban hỗn hợp ở cấp Bộ trưởng, và các cuộc trao đổi lãnh đạo cấp cao. Các quan chức Việt Nam phải thống nhất được một tầm nhìn dài hạn và kiên nhẫn hành động để giữ cho tình trạng căng thẳng và va chạm hiện nay không xấu hơn.


Nhưng quan trọng hơn, Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu dài hạn của mình là gì.


Ở cấp độ khu vực, Việt Nam cần tiếp tục gia cường hợp tác và cộng tác với các quốc gia ven biển khác như Malaysia, Philippines, Brunei và Indonesia. Và Việt Nam cần phải đảm bảo sự đoàn kết trong ASEAN. Ngoại giao khu vực cần phải nhằm vào tạo áp lực bổ sung với Trung Quốc để thực hiện kiềm chế nước này. Hơn nữa, ngoại giao khu vực cũng cần nhằm đưa ra tuyên bố của các bên ở biển Đông về quy tắc ứng xử. Đó là mục tiêu dài hạn.


Chính sách mới của chính quyền Obama mang lại cơ hội cho Việt Nam để từng bước mở rộng quan hệ an ninh và quốc phòng với Mỹ. Hướng gió đã được hình thành. Các quan chức quân sự Việt Nam vừa qua đã thăm tàu khu trục của Mỹ và không quân hai nước đã có vòng đối thoại đầu tiên. Việt Nam cần xem xét đứng ra tổ chức các hoạt động diễn tập quân sự ở cấp thấp với Mỹ và các cường quốc khác.


Ở trong nước, Việt Nam cần đảm bảo sự đoàn kết trong nước bằng việc tiếp tục thông tin cho công chúng chính sách của Chính phủ trong vấn đề biển Đông và quan hệ với Trung Quốc.


Đó không phải là việc thúc đẩy thái độ chống Trung Quốc mà là xây dựng cơ sở luật pháp và lịch sử cho hành động của Việt Nam.


Năm ngoái, đã có dấu hiệu cho thấy truyền thông trong nước tích cực hơn trong việc nêu vấn đề. Nhìn chung, công chúng vẫn có xu hướng nhìn các vấn đề thuộc chính sách đối ngoại một cách đơn giản và đòi hỏi chính quyền phải hành động. Chính phủ cần giải thích tại sao những hành động như vậy có thể phản tác dụng và đạt được sự ủng hộ của dư luận thông qua sự cởi mở và minh bạch hơn.


(Theo TUANVIETNAM)

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

hay lam tat ca de cuu lay dao ta.chung ta hay lam dju ji do vj hoang sa va truong sa than yeu cua chung ta.

Nặc danh nói...

toi ung ho hoan toan ve cach nhan xet dung dan tren ,va luon hy vong cac cap lanh dao cua vietnam ta hay giu nguyen thai do kien quyet voi nha cam quyen Bac Kinh ve lanh hai cua dat nuoc ,va lam sao de tang cuong su hop tac an ninh voi cac nuoc lang gieng anh em chong lai hanh dong don phuong xam lang cua Trung quoc

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới