Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Tư

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !


Ảnh minh họa
Phản ứng của các bên sau khi Việt Nam trình báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa lên Liên Hợp Quốc
Sau khi Chính phủ Việt Nam đệ trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam, tuy nhiên đã gặp phải phản ứng quyết liệt từ phía Trung Quốc và Đài loan.



Video Anh hùng lực lượng Hải quân Việt nam anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung quốc


Phía Trung Quốc


Ngày 07/05/2009, Đại diện Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã ngay lập tức gửi một công hàm tới Tổng thư ký Ban Ki-moon yêu cầu Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc "không xem xét hồ sơ chung mà Malaysia và Việt Nam đã đệ trình".

Bên cạnh đó, Trung Quốc lại tăng cường khẳng định chủ quyền đối với khu vực này thông qua việc thành lập Vụ Chuyên trách Lãnh hải, đưa ra lời cảnh báo với các nước trong khu vực về các đảo ở biển Đông.

Ngày 11/05/2009, Trung Quốc tuyên bố là họ có quyền tuyên bố chủ quyền hợp pháp trên các đảo ở biển Đông và những khu vực biển xung quanh Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ những lợi ích và quyền lợi của họ ở biển Đông dựa trên cơ sở về vị trí địa lý và những căn cứ về bằng chứng lịch sử ngay sau khi Việt Nam và Malaysia đệ trình lên Liên Hợp Quốc yêu cầu mở rộng đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa của mình tới vùng tranh chấp.

Theo đó, ngày 11/05/2009, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu tuyên bố, Trung Quốc đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc những đề nghị bước đầu về biên giới bên ngoài của Thềm lục địa 200 hải lý. Theo ông Ma Zhaoxu, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi, quyền tối cao và quyền phán quyết đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Ngày 12/05/2009, Trung Quốc đã cảnh báo các nước trong khu vực nên tránh xa các đảo đang tranh chấp trên biển Đông, đồng thời cũng thông báo với Liên Hợp Quốc rằng các nước đó đã tuyên bố chủ quyền trên các khu vực tranh chấp làm gia tăng những căng thẳng trong khu vực. Tiếp đó, Chính phủ Trung Quốc đã có đệ trình lên Liên Hợp Quốc và nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền trên các đảo nằm sát với tuyến giao thông hàng hải huyết mạch và cũng là khu vực được xem như có nhiều tiềm năng về dầu khí.

Tháng 04/2009, Trung Quốc thành lập Cục Chuyên trách Lãnh hải trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc, đặc biệt để giải quyết những tranh chấp trên khu vực biển Đông với các nước trong khu vực thông qua ngoại giao. Trung Quốc cũng cho rằng, lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc ở khu vực biển Đông đang bị xâm phạm và sẽ là nguyên nhân của các vụ va chạm, thậm chí có thể xảy ra xung đột.

Ngoài ra Trung Quốc đã nhiều lần đưa các tàu ngư trường tới Trường Sa và Hoàng Sa. Theo kế hoạch ngày 16/05/2009 tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông sẽ tiến hành tuần tra ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tàu Ngư Chính 44183 là tàu có trọng tải lớn nhất và tốc độ nhanh nhất của tổng đội Ngư Chính Quảng Đông. Trước đó, trung tuần tháng 03.2009, Trung Quốc đã điều tàu tuần tra ngư trường với những tính năng của một tàu tuần tra quân sự ra hoạt động tại Biển Đông.

Phía Đài Loan


Ngày 09/05/09, Đài Loan đã lên tiếng tái khẳng định chủ quyền của họ đối với một số cụm đảo trên biển Đông. Bộ Ngoại giao Đài Loan tuyên bố rằng, họ có chủ quyền “không thể nghi ngờ” đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Maccelesfield, Prantas và các khu vực biển lân cận. Vì họ cho rằng, họ có đầy đủ quyền lợi trong bốn nhóm đảo này dựa trên những bằng chứng về lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế và Đài Loan không công nhận bất cứ sự khẳng định chủ quyền và xâm chiếm của quốc gia nào, với bất kỳ lý do gì.

Phía Malaysia

Ngày 14/5/2009, Thủ tướng Malaysia, Dato' Sri Najib Tun Razak đã nêu, các vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa ở biển Đông có thể giải quyết thông qua các cuộc đàm phám và không nhất thiết phải làm cho vấn đề trở nên căng thẳng. Thủ tướng Malaysia đã nhấn mạnh “Chúng ta có cơ chế để giải quyết những vấn đề mắc mớ như thế này, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và những cơ chế đối thoại về các khu vực chồng lấn”.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Malaysia cũng đã chỉ trích lời cảnh báo của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực là hãy tránh xa khu vực cụm đảo tranh chấp và chỉ trích về bức công hàm của Trung Quốc đã gửi lên Liên Hợp Quốc có nội dung nói rằng, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa là hợp pháp.

Phía Việt Nam

Việc trình các báo cáo này là việc làm bình thường của quốc gia thành viên nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có sơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lê Trần (tổng hợp theo Vitinfo)



Trung Quốc: nạn bắt cóc giết lấy nội tạng trẻ em
Nhờ những hành động dũng cảm của nông dân tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc những kẻ chuyên bắt cóc trẻ em đã phải ra trước vành móng ngựa.
Mấy ngày gần đây tại thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc người ta liên tục nhận được tin báo có trẻ bị mất tích mà không rõ nguyên nhân do đâu.

Quãng đường tắc nghẹt 4 tiếng đồng hồ Đến gần 10 giờ sáng ngày 23 tháng 5 năm 2009, có khoảng 10 thanh niên từ nới khác (tỉnh An Huy) phóng 3 chiếc máy và 1 chiếc xe con trên quãng đường 320. Thời điểm này mọi người đều đã đi làm, trẻ con sẽ được ở nhà do là ngày cuối tuần. Bọn chúng phóng xe đến một nhà dân, trong nhà có 2 em gái (một khoảng 11 tuổi còn một khoảng 7 - 8 tuổi).

Chúng bắt em gái 11 tuổi cởi quần áo và dùng dao khống chế cô bé 7 - 8 tuổi. Nghe tiếng kêu cứu của hai đứa trẻ những nông dân đang làm đồng đã dũng cảm chạy theo bắt được bọn bắt cóc trẻ em giao nộp cho cảnh sát.

Qua điều tra sơ bộ đây chính là bọn tội phạm chuyên bắt cóc trẻ em, tuy nhiên điều khiến mọi người sửng sốt là bọn chúng không đem bán những đứa trẻ bị bắt mà giết đi lấy nội tạng để bán. Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục tiến hành điều tra.

Cần cảnh giác đề phòng việc các băng đảng Trung Quốc thâm nhập hoạt động tội phạm ở Việt Nam.


(Theo aFamily)




Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam
Những động thái mới của Trung Quốc, Philippines ở biển Đông
Trong thời gian gần đây, đặc biệt ở thời điểm giáp ngày mà các nước trong khu vực phải trình báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc trước ngày 19/5/2009. Trung Quốc và Philippines đã có bắt đầu có những dấu hiệu gia tăng trên biển Đông. Sau đây là một số ghi nhận về vấn đề này:

Hồng Hạnh (Reuters, earthtimes)


Ảnh minh họa
Tại sao Trung Quốc có thái độ trái chiều với Mỹ - Nhật - Hàn về vấn đề Triều Tiên
Vụ thử hạt nhân lần thứ hai của CHDCND Triều Tiên hôm 25/5 bằng cách phóng 3 tên lửa tầm ngắn và 1 hỏa tiễn tầm ngắn vào đêm 26/5 đã trở thành chủ đề nóng trên các mặt báo của Thế giới.
Theo nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, quan điểm của nước này so với quan điểm của Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc về vấn đề phóng tên lửa của Triều Tiên cũng khác nhau, trong đó căng thẳng nhất là Nhật Bản.

Sau khi Triều Tiên thử xong tên lửa hạt nhân, “tam hùng” Mỹ, Nhật, Hàn cùng muốn đưa lên Liên Hợp Quốc những bản chế tài nghiêm khắc về việc phong tỏa đối với Triều Tiên. Trong khi đó phát ngôn viên của Trung Quốc lại bày tỏ hy vọng các bên cần phải nhanh chóng kiềm chế. Phía Trung Quốc cho rằng thái độ mà Liên Hợp Quốc cần có đó là thái độ trân trọng và vừa phải đối với các vấn đề của Triều Tiên. Bản thân phía Trung Quốc cũng sẽ có thái độ thành thực trên tinh thần hợp tác và trách nhiệm đối với vấn đề Triều Tiên. Đến nay, thái độ của Trung Quốc với Nhật, Hàn, Mỹ về vấn đề Triều Tiên về cơ bản là không giống nhau. Tại sao Trung Quốc lại làm như vậy? Tại sao Trung Quốc lại không liên minh với Nhật, Mỹ, Hàn để có thể khống chế Triều Tiên? Tại sao Trung Quốc không áp dụng lệnh trừng phạt với Triều Tiên?

Thứ nhất, hiện tại Triều Tiên đã là nước có vũ khí hạt nhân, thời đại một bán đảo nói không với vũ khí hạt nhân đã qua đi. Triều Tiên hoàn toàn có thể dựa vào việc phóng thành công tên lửa mà củng cố năng lực hạt nhân đã hoàn thiện của mình. Con đường mà Triều tiên đang đi cũng là vết xe mà Trung Quốc đã đi hồi những năm 60 khi nước này bị Thế giới phong tỏa. Có thể nói, thái độ hiện tại của Trung Quốc đối với Triều Tiên chính là “bắt được bệnh” rồi mới “bốc thuốc”. Từ con đường đã đi qua, Trung Quốc hoàn toàn có thể hiểu được rằng, Triều Tiên đã trở thành một nước có vũ khí hạt nhân, đây chính là “ngọc quý” để bảo vệ đất nước này và Trung Quốc cũng nên thừa nhận sự thật. Một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân hoàn toàn là hy vọng của Trung Quốc, nhưng nếu Triều Tiên có vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc lúc này cũng chưa phải là một uy hiếp quá lớn. Quan hệ của Trung Quốc và Triều Tiên không phải là quan hệ của hai nước thù hằn lẫn nhau, mà là quan hệ của những nước láng giềng. Phía Trung Quốc đã từng khẳng định rằng nếu như Triều Tiên không có bất cứ thù hằn gì với Trung Quốc thì Trung Quốc cũng chưa cần phải quá lo lắng với vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Việc Triều Tiên công bố vũ khí hạt nhân, mục đích cũng không phải là nhằm vào Trung Quốc vì vậy nên nước này vẫn chưa vội khi xem xét đến việc cấm vận hay phong tỏa bán đảo Triều Tiên.

Thứ hai, mặc dù Trung Quốc là nước chủ trì cho hội đàm 6 bên, nhưng cũng đã vất vả để đi đến thỏa thuận. Trung Quốc muốn ra điều kiện với cộng đồng quốc tế không nên coi Triều Tiên là “kẻ thù”, cung cấp viện trợ kinh tế cho Triều Tiên, đổi lại sẽ buộc Triều Tiên phải từ bỏ hạt nhân. Sau khi thỏa thuận này được hình thành, các bên đều phải tuân theo, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, Mỹ - Nhật – Hàn lại đi ngược với quy định. Trước kia, sau khi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, không những ba nước Mỹ - Nhật – Hàn không thực hiện lời hứa của mình, trái lại còn tiết lộ ý định tiến hành xâm lấn quân sự vào Triều Tiên. Trước sự việc này, Trung Quốc không phải là không nhận ra, Trung Quốc đã không thể đảm bảo cho sự an ninh quốc gia của Triều Tiên sau khi đã phi hạt nhân hóa, vì thế mà Trung Quốc không thể kiểm soát được các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian vừa qua. Trung Quốc cho rằng, mình không cần thiết phải gây sức ép cho người bạn truyền thống này của mình.

Thứ ba, trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc muốn áp dụng lập trường vừa độc đáo vừa nhân nhượng, không muốn đặt nhiều gánh nặng lên Triều Tiên, cũng không muốn đắc tội với Mỹ - Nhật – Hàn. Tình hình thực tế đó là, mọi người muốn phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai, muốn tận dụng thế cô lập của Triều Tiên hiện nay để hủy hoại Triều Tiêu, để Hàn Quốc thống nhất Triều Tiên. Đây không phải là một việc mà Trung Quốc không nhận ra, càng không muốn cuộc chiến tranh lần thứ hai của Triều Tiên này phá hỏng cửa ngõ của quốc gia mình. Trung Quốc ngày nay đang khôi phục lại nhận thức kẻ địch của thời đại Mao Trạch Đông, tìm kiếm lại mối quan hệ địch và bạn trong các cuộc cạnh tranh quốc tế của 50 năm trước. Cho nên, Trung Quốc sắn lòng mong muốn Triều Tiên lớn mạnh và vô địch hơn. Nếu như vậy, Trung Quốc không cần phải che dấu “nụ cười” trước những cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên.

Thứ tư, Trung Quốc phát hiện, Triều Tiên là một “khẩu súng” của Trung Quốc chĩa vào Nhật. Mối thù của Nhật Bản và Trung Quốc đã đi vào xương tủy của người dân Trung Quốc, Trung Quốc muốn dùng một cuộc chiến để báo thù. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng là một nước khôn ngoan, Nhật đã dựa vào Mỹ, đứng dưới cái ô che chở của Mỹ, khiến cho Trung Quốc không thể “ra tay”. Vì thế mà Trung Quốc rất kiêng kị khi bắt tay với Nhật Bản, bởi vì đằng sau Nhật còn có Mỹ hậu thuẫn. Nhưng khi Triều Tiên trở nên mạnh mẽ và có vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên có thể đối chọi với Nhật Bản, như thế sẽ hóa giải những khó khăn cho Trung Quốc. Trung Quốc phát hiện ra rằng, Triều Tiên có vũ khí hạt nhân sẽ đe dọa đến sự an toàn của Nhật Bản. Việc này có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc, Trung Quốc có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ chiến lược đôi bên cùng có lợi với Nhật, tiếp tục hợp tác kinh tế chính trị. Khi đó, nếu thực tế Triều Tiên có chĩa mũi nhọn vào Nhật Bản khiến cho Nhật chịu nhục và khó chịu, nhưng không thể trách cứ được Trung Quốc.

Hải Hà - Thu Hà (Tổng hợp)

Mỹ 'tiến thoái lưỡng nan' về Biển Đông


Trong khi quân đội Mỹ tiếp tục tập trung vào các hoạt động quân sự ở Trung Đông, sự cạnh tranh ngày càng lớn ở Biển Đông có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột lớn hơn nếu nó không được kiềm chế một cách thích hợp.

Mô tả ảnh.
Trong vụ đụng độ hồi tháng 3, tàu hải quân Trung Quốc lượn sát ngay khu vực chiến hạm Mỹ USNS Impeccable. (Ảnh: AFP)

Hai vụ việc gần đây trong khu vực liên quan đến hải quân Mỹ và hải quân Trung Quốc cho thấy một cuộc cạnh tranh đang tiếp diễn giữa hai cường quốc này, và là lời nhắc nhở rằng những thay đổi nhạy cảm về sức mạnh đang lôi kéo nhiều khu vực mới của châu Á vào cuộc chơi.

Hồi tháng 3, các tàu hải quân Trung Quốc đã gây rắc rối cho tàu do thám U.S.N.S. Impeccable của Mỹ ở vùng biển cách đảo Hải Nam 120km. Đến tháng 6, một tàu ngầm Trung Quốc đã va chạm với hệ thống định vị của tàu khu trục hải quân Mỹ USS John S. McCain ở ngoài khơi Philippines.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhất trí tổ chức một cuộc đối thoại với những người đồng nhiệm phía Trung Quốc trong tương lai gần với hy vọng tránh xảy ra những vụ việc tương tự và thiết lập các thủ tục giải quyết chúng.

Đây là một bước tiến tích cực. Tuy nhiên, câu hỏi về tính hiệu quả của chính sách Mỹ tại khu vực được đặt ra và mọi sự cho thấy Mỹ ngày càng lún sâu vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Các tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và nhiều hòn đảo chồng lấn với các đảo của một số nước Đông Nam Á. Biển Đông là vùng biển có tầm quan trọng chiến lược sống còn tại châu Á và sự tranh giành nguồn lực cũng như mở rộng sức mạnh quân sự tại đây có tiềm năng gây ra xung đột.

Các vụ đụng độ trên biển gần đây đã phản ánh một thái độ kiên quyết hơn từ phía Bắc Kinh, nhất là khi Trung Quốc đang nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình.

Mới đây, Trung Quốc bắt đầu gia tăng áp lực đối với Việt Nam và Philippines về các tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi (và với các dự án thăm dò tài nguyên khu vực của các công ty dầu lửa phương Tây).

Phản ứng của Bắc Kinh về vụ tàu Impeccable cũng gây lo lắng, khi một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này, bất chấp luật pháp quốc tế, lập luận rằng Mỹ cần phải "xin phép" khi tiến vào "Đặc khu Kinh tế" của Trung Quốc.

Tuy nhiên, phản ứng của phía Mỹ lại hết sức ôn hòa. Chính quyền Washington chỉ gửi thư phàn nàn tới Bắc Kinh sau sự kiện Impeccable và tuyên bố vụ va chạm là vô tình. Điều đó cho thấy Mỹ không muốn vụ việc làm tổn hại đến chương trình nghị sự rộng lớn hơn giữa hai bên.

Thực tế, chính sách công khai của Mỹ về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông cũng tỏ ra cẩn trọng không kém, và chính sách đó không thay đổi từ giữa những năm 1990.

Một sự tiếp cận như vậy làm bộc lộ tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Mỹ đã tìm kiếm cái mà một số người gọi là "sự phòng ngự chiến lược", tức là cố gắng thuyết phục Trung Quốc hợp tác trên cơ sở một loạt lợi ích chung, trong khi Mỹ vẫn phải chuẩn bị cho khả năng Trung Quốc sẽ lựa chọn giải pháp đối đầu.

Tuy nhiên, vì muốn giữ gìn các mối quan hệ với Bắc Kinh và tránh làm gia tăng căng thẳng, Washington muốn biện pháp ngăn chặn quân sự của mình kín đáo hơn là công khai, với hy vọng điều đó sẽ trấn tĩnh được các quan chức Bắc Kinh, những người hiểu rõ cần phải có một môi trường quốc tế hòa bình để tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, chiến lược của Mỹ trong trường hợp này không đánh giá đúng được các toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông. Mối quan ngại hàng đầu không phải là Trung Quốc sẽ có lựa chọn nguy hiểm về mặt chiến lược để đối đầu với Mỹ ở đó. Mà, Trung Quốc có thể sẽ hành động gây hấn - có lẽ là thông qua sức ép về kinh tế và quân sự đối với các quốc gia láng giềng nếu Trung Quốc tin rằng điều đó có thể hạn chế được sự phản đối từ Mỹ và quốc tế.

Các diễn biến gần đây rõ ràng đã khuyến khích nhiều nhân vật trong chính phủ Trung Quốc. Tờ Global Times, một cơ quan ngôn luận của chính phủ nước này, mới đây đã đăng tải một bài viết tuyên bố rằng 92% người sử dụng Internet cho rằng tranh chấp trên Biển Đông cần phải được giải quyết bằng vũ lực.

Trong tháng 7, một nhóm cố vấn thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã kêu gọi tăng cường một chiến dịch quân sự mà có thể "xóa bỏ sự kiêu ngạo của một hoặc hai nước nhỏ, giành lại một số đảo và dải đá ngầm chiến lược, bao gồm cả việc tấn công nhằm vào các giếng dầu bất hợp pháp".

Theo quan điểm của họ, nhân tố quyết định là Mỹ không đủ quyết tâm để phản đối các hành động quân sự.

Để giải quyết những quan niệm sai lầm này, Mỹ cần phải làm rõ các cam kết bảo vệ Biển Đông trước bất kỳ một hành động xâm lược nào. Đồng thời, Mỹ phải có những bước đi thận trọng để giảm thiểu tối đa nguy cơ Trung Quốc phản ứng dữ dội.

Bộ Quốc phòng Mỹ nên thông qua các cuộc đối thoại về các vấn đề trên biển để truyền tải quyết tâm duy trì sự hiện diện của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, do đây là vấn đề quan trọng hơn so với vài vụ đụng độ trên biển, những nỗ lực đó cần phải đi kèm với nhiều biện pháp khác.

Phía Mỹ cần phải giải thích rõ các lợi ích của mình trong khu vực - trong đó có sự tự do đi lại qua vùng biển quan trọng này, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ cũng như tái khẳng định Mỹ sẵn sàng bảo vệ những lợi ích đó. Không chỉ có vậy, Washington còn cần phải tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác ở Đông Nam Á.

Đồng thời, Mỹ cũng nên tỏ rõ rằng họ không phản đối sự hiện diện hợp pháp của Trung Quốc trong khu vực, và mời Trung Quốc tham gia nhiều hơn nữa vào các sứ mệnh an ninh hàng hải như chống cướp biển và chống phổ biến hạt nhân. Sự kết hợp các biện pháp đó sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn của Mỹ trong khi vẫn khuyến khích được Trung Quốc tham gia vào một cấu trúc an ninh tập thể.

Một số nhân vật ở Mỹ có thể không hài lòng khi mang "sự minh bạch mang tính chiến lược" lớn hơn tới khu vực này. Tuy nhiên, trong những thập niên tới đây, PLA sẽ đủ khả năng đưa sức mạnh tới những điểm xa nhất của Biển Đông. Nếu Trung Quốc không hiểu được mặt trái của việc dùng vũ lực và khiêu khích, thì thật khó để "sự phòng ngự chiến lược" không biến thành một sự ngăn chặn kịp thời.

Thanh Hảo (Theo WPR)

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp đảm bảo an toàn cho ngư dân TP khi khai thác hải sản trên Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.



Văn phòng UBND TP Đà Nẵng hôm nay (12/8) cho hay, Chủ tịch UBND TP Trần Văn Minh vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan đảm bảo an toàn cho ngư dân khi tham gia khai thác, đánh bắt hải sản trên Biển Đông.


Mô tả ảnh.
Đảm bảo an toàn cho ngư dân trên Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: HC

Cụ thể, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các quận, huyện phổ biến, quán triệt cho ngư dân lưu ý chỉ đánh bắt hải sản tại vùng biển đã được xác định thuộc chủ quyền của VN, đồng thời cảnh giác với các tàu lạ trong quá trình đánh bắt. Khi phát hiện có tàu lạ, phải báo ngay cho Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP qua hệ thống thông tin liên lạc được trang bị trên tàu để được hướng dẫn xử lý tình huống kịp thời.


UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu UBND các quận ven biển thông báo kịp thời các trường hợp ngư dân của TP bị phía nước ngoài bắt giữ cho Sở Ngoại vụ để phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài làm việc với các cơ quan chức năng nước sở tại giải quyết các vấn đề liên quan.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Sở Ngoại vụ mọi diễn biến có liên quan đến nhân tố nước ngoài trên vùng biển TP để phối hợp xử lý các vấn đề liên quan và đấu tranh bằng con đường ngoại giao đối với mọi hành vi vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.


Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cũng cho hay, lãnh đạo TP vừa giao Sở NN-PTNT khẩn trương lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa cho ngư dân, đồng thời tổ chức tốt việc đăng ký, đăng kiểm đối với các tàu cá có công suất từ 20CV trở lên.


Trước đó, ngày 3/8, UBND quận Thanh Khê (Đà Nẵng) và Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng 248 đã tổ chức khánh thành, đưa vào sử dụng trạm thông tin liên lạc trên biển do quận Thanh Khê đầu tư tặng đồn Biên phòng 248 .

Hải Châu


Sau hơn 1 tháng tạm giữ, ngày 11/8, Trung Quốc thông báo đã thả tàu cá và toàn bộ ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết, hôm nay, cơ quan hữu quan của Trung Quốc thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh rằng phía Trung Quốc đã thả tàu cá QNg 95031 và toàn bộ ngư dân Việt Nam, bao gồm cả 12 ngư dân của 2 tàu cá Quảng Ngãi mà họ đã tạm giữ trước đó.

Dự kiến, tàu QNg 95031 và số ngư dân nói trên sẽ trở về trong một vài ngày tới. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục làm việc với phía Trung Quốc để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
X.Linh

Đưa hành động tấn công ngư dân ra công luận quốc tế

Cập nhật lúc 16:58, Chủ Nhật, 19/07/2009 (GMT+7)
,
"Cần phải khởi động tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc làm cho nó “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn” như Bác Hồ đã từng căn dặn, tạo thành một động lực mạnh mẽ trong đời sống."


Sáng sớm 15/7, đang đánh bắt cá ở vùng biển lãnh hải VN cách đất liền khoảng 200 hải lý, tàu của ông Đặng Nam đã bị một tàu lạ đâm chìm.
Ngày 16/7, người thân của các ngư dân bị thương ra biển để đón tàu tại bến cá Nghĩa An,
Quảng Ngãi. Ảnh: VnExpress.net

Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Câu ca dao ấy đã thấm vào máu Việt Nam. Lòng yêu nước, nghĩa đồng bào là chất xi măng kết dính mọi người Việt Nam với nhau để dựng nước và giữ nước.

Vì thế, xúc phạm lòng tự tôn dân tộc, chạm đến tình cảm thiêng liêng ấy là chạm đúng vào điểm nhạy cảm trong tâm thế người Việt. Bởi vậy, tin những bà con ngư dân ở Tư Nghĩa, Quảng Ngãi bị tàu lạ đâm chìm, cả 9 người bị trọng thương và rơi xuống biển khi “tàu lạ” bỏ chạy, đã khơi động sự phẫn nộ sục sôi trong lòng mỗi người Việt Nam.
Mà đâu phải chỉ một lần. Chỉ riêng ở huyện Tư Nghĩa, từ đầu năm đến nay đã có 13 vụ tai nạn trên biển, trong đó có ba vụ tàu cá bị “tàu lạ” đâm chìm vào ban đêm.

Và trước đó, nhiều tàu thuyền đánh cá của ngư dân ta hành nghề trên lãnh hải của ta bị bắt đòi tiền chuộc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Bởi thế, dù “tàu lạ” hay “tàu quen” thì cũng là hành vi cướp biển không thể nào không lên án một cách quyết liệt. Phải làm vậy để đánh động dư luận quốc tế, trước hết là dư luận các nước Đông Nam Á, nơi đang cùng có những quyền lợi trên vùng Biển Đông.
Vả chăng, chuyện chống “cướp biển” là chuyện đòi hỏi hành động quốc tế. Việc chống nạn cướp biển Somali trên giao lộ đường biển quốc tế quan trọng vừa qua là một ví dụ sống động. Nhiều nước đã gửi hạm đội của mình đến vùng biển rộng lớn này để phối hợp chống cướp biển vì họ có chung lợi ích.

Đấy là trên những vùng lãnh hải quốc tế mà người ta còn quyết liệt như thế. Huống hồ các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam lại bị “tàu lạ” tấn công theo kiểu "cắn trộm" rồi chuồn để dấu tung tích, lại diễn ra ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta, thì lại càng phải biết cách khởi động dư luận quốc tế.
Xưa kia, ông cha ta chưa có điều kiện ấy như chúng ta ngày nay, nhưng do biết khơi dậy bản lĩnh quật cường của dân tộc “có cứng mới đứng được đầu gió”, biểu hiện được khí phách “sóng cả không ngả tay chèo”. Bằng việc khẳng định “Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” mà vua Quang Trung khởi động được sức mạnh của tinh thần tự tôn dân tộc để trong một thời gian ngắn đập tan mấy chục vạn quân xâm lược.

Tinh thần tự tôn dân tộc ấy là sự kế thừa khí phách đời Trần, không thể nào “trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn”như Trần Hưng Đạo đã khơi dậy trong “Hịch tướng sĩ”, tạo nên sức mạnh đánh tan đế quốc Nguyên Mông.
Ngày nay, trong bối cảnh mới của hòa hiếu và hội nhập quốc tế, khí phách ấy phải thể hiện trong các cuộc đối thoại có lý có tình mà sức hậu thuẫn làm nên thắng lợi vẫn là ý chí của cả dân tộc. Bởi vậy, phải khởi động tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc làm cho nó “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn” như Bác Hồ đã từng căn dặn, tạo thành một động lực mạnh mẽ trong đời sống.

Khi mà bà con ngư dân vẫn đang bị uy hiếp, bị đe dọa đến tính mạng, thì mỗi người Việt Nam vốn thấm thía đạo lý “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” không thể nào không hướng ánh mắt ra Biển Đông.
Phải mạnh mẽ lên án hành động tấn công tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, coi đó như hành động cướp biển trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ta , và đưa ra trước công luận quốc tế.

Tương Lai

Đề nghị một số nước hợp tác điều tra tàu lạ đâm ngư dân

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay Việt Nam đã gửi công hàm một số nước trong khu vực đề nghị hợp tác điều tra xác minh một tàu tạ đâm chìm tàu, làm 9 ngư dân ở Quảng Ngãi bị thương.

Mô tả ảnh.
Tàu lạ đâm làm các ngư dân bị thương nặng. Ảnh: VNE
Chiều nay (22/7), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho hay Việt Nam đã và đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc, đặc biệt là xác định danh tính tàu lạ đã đâm chìm vào tàu cá QNg2203 làm 9 ngư dân ở Quảng Ngãi bị thương hôm 15/7 vừa qua.
Ông Lê Dũng cho hay tàu cá QNg2203 đang hoạt động trong khu vực biển của Việt Nam tại toạ độ 13 độ 45 phút vĩ Bắc - 110 độ 32 phút kinh Đông, đã bị một tàu lạ đâm chìm.
“Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm đến việc bảo đảm an toàn cho ngư dân Việt Nam đánh cá trên biển”, ông nhấn mạnh.
Trong khi các cơ quan chức năng của Việt Nam đang khẩn trương xác minh vụ việc, xác định danh tính tàu lạ nói trên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm thông báo cho một số nước trong khu vực về sự việc. Bộ đề nghị các nước hợp tác với Việt Nam điều tra xác minh nhằm bảo đảm an toàn hoạt động đánh bắt cá của ngư dân và an toàn hàng hải.
Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Đinh Văn Chác, Trưởng phòng Phối hợp tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II cho biết vụ đâm tàu khiến các ngư dân bị thương, trong đó có 2 người bị thương rất nặng là Phạm Văn Ca, 30 tuổi và Đặng Lan, 32 tuổi bị vỡ đầu, máu ra nhiều và bị hôn mê. Đến nay, các ngư dân, thuyền viên bị nạn đã được đưa về đất liền.

X.Linh
 Video tài liệu: Chương trình Thay lời muốn nói
Trang bị thêm máy bộ đàm cho ngư dân
GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Đà Nẵng trả lời chất vấn của HĐND TP: "Không dễ gì ngư dân từ bỏ chủ quyền biển của mình chỉ vì một lệnh cấm phi lý của Trung Quốc".

Theo đánh giá của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng, sản lượng khai thác hải sản tuy đạt khá nhưng số tàu một số tàu của quận Thanh Khê, Sơn Trà phải nằm bờ trong mùa vụ chính do hiệu quả kinh tế thấp, thiếu hụt lao động và gần đây thêm lệnh cấm khai thác hải sản phi lý của Trung Quốc.




Ngư dân Đà Nẵng tiếp tục đầu tư đóng mới, cải hoán tàu thuyền để vươn khơi. Ảnh: HC
Chất vấn GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trần Văn Hào, đại biểu Bùi Văn Tiếng yêu cầu cho biết những giải pháp để ngành thuỷ sản đảm bảo sản lượng khai thác, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi của 6 tháng cuối năm và đặc biệt là tranh chấp chủ quyền ở biển Đông ngày càng trở nên gay gắt.


Ông Trần Văn Hào khẳng định: "Lệnh cấm của Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến tư tưởng của bà con ngư dân, nhưng nói rằng có đến 70 - 80% tàu của Đà Nẵng phải nằm bờ vì lệnh cấm này như một số thông tin đã nêu là không có cơ sở".

Tại thời điểm đầu tháng 6, Sở thống kê có 247 tàu cá của cả Đà Nẵng và Quảng Ngãi nằm bờ, trong khi tổng số tàu thuyền của ngư dân Đà Nẵng lên đến 1.800 chiếc. Như vậy số phải nằm bờ chỉ chiếm khoảng 10%.


“Đến sáng nay, chỉ có 152 chiếc tàu của ngư dân Đà Nẵng ở trong bờ, chiếm 5% tổng lượng tàu. Do vậy, nếu nói vì lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc mà ngư dân không dám ra khơi là không có cơ sở. Ngư dân Đà Nẵng không dễ gì từ bỏ chủ quyền biển của mình vì một lệnh cấm như thế”, ông Hào nhấn mạnh.


Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương nói thêm: “Vừa rồi, TP đã trang bị thêm máy bộ đàm Icom cho ngư dân, để giúp các tàu đánh bắt xa bờ có thể liên lạc với bộ đội biên phòng và chi cục thủy sản khi gặp sự cố trên biển”.


Một vấn đề khác đang nổi lên đối với ngành thuỷ sản Đà Nẵng và miền Trung, theo ông Trần Văn Hào, là cả khu vực chưa có trung tâm đào tạo nghề chính quy cho ngư dân. UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT tổ chức trường dạy nghề tại Đà Nẵng nhưng được trả lời là chỉ thành lập một khoa ở trường Lương thực TƯ 3.


Đại biểu Nguyễn Thị Anh Đào đề xuất: “Đánh bắt xa bờ là chiến lược phát triển kinh tế của cả quốc gia chứ không riêng gì của Đà Nẵng. Vì vậy HĐND TP nên suy nghĩ, trình Chính phủ một chính sách đồng bộ và mạnh mẽ về phát triển kinh tế Biển Đông cho cả miền Trung, trong đó Đà Nẵng có thể là nơi khởi động mạnh mẽ nhất".


Một chính sách đồng bộ như vậy, theo bà Đào, bao gồm từ phương tiện, thiết bị đánh bắt, đào tạo nhân lực, mở trường đào tạo thuyền viên một cách bài bản. Các xí nghiệp sản xuất chế biến cũng phải được phát huy. "Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển, mà còn là vấn đề chủ quyền lãnh thổ nữa".


66% lao động nước ngoài làm việc không phép

Chủ tịch UBND TP Trần Văn Minh cho hay, Đà Nẵng hiện có 720 lao động người nước ngoài đang làm việc tại 102 doanh nghiệp, nhưng có đến 476 người không có giấy phép, chiếm 66%.

Theo ông Trần Văn Minh, đa số lao động nước ngoài là chuyên gia đầu ngành, chuyên gia sâu được các chủ đầu tư mời hợp tác. Lao động phổ thông là người nước ngoài rất ít.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khẳng định đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ
Hải Châu



1 nhận xét:

Nặc danh nói...

hy vong chanh quyen cac cap lanh dao tinh Da nang va cac tinh thanh khap ca nuoc noi chung nen can than xem xet va kiem tra an toan cac lao dong nhap cu tu nuoc ngoai ,dung de ho de dang hoat dong duoi bat ky moi hinh thuc nao de co lien quan den tinh hinh an ninh cua quoc gia

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới