Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Tư

Lịch sử


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (đây cũng là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay), với đóng góp chung của toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của của mặt trận Việt Minh. Ban đầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Pháp công nhận (trong hiệp ước năm 1946 - như một nước tự do thuộc Liên hiệp Pháp) và được các nước trong phe xã hội chủ nghĩa cũng như các nước khác công nhận sau này, khởi đầu bởi Trung Quốc và Liên Xô vào năm 1950. Thủ đô kháng chiến đặt ở Việt Bắc.

Năm 1954 sau khi quân viễn chinh Pháp bị đánh bại tại trận Điện Biên Phủ, Pháp phải chính thức công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo Hiệp định Genève về Việt Nam, nước Việt Nam bị chia thành hai vùng phi quân sự tạm thời:

* Miền Bắc thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thủ đô là Hà Nội, đặt dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh.

* Miền Nam thuộc quyền kiểm soát của Quốc gia Việt Nam, thuộc khối Liên hiệp Pháp. Năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập từ Quốc gia Việt Nam sau cuộc trưng cầu dân ý với thủ đô là thành phố Sài Gòn.

Ngay sau thời khắc chia đất nước ra làm hai vùng, đã diễn ra cuộc di cư lớn của gần 1 triệu người dân miền Bắc, mà đa số là người Công giáo, vào miền Nam, với niềm tin "theo Chúa vào Nam". Một số người cho rằng họ bị chính sách của chính quyền miền Bắc bức hại bản thân họ. Một số khác ở miền Nam, theo chủ nghĩa cộng sản, tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Genève. Theo như hiệp định này, sẽ có một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền sau hai năm để thống nhất đất nước.

Giữa năm 1955 và năm 1956, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành với mục đích tước đoạt ruộng đất của một bộ phận địa chủ về tay nông dân nhằm đấu tranh giai cấp để thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cải cách đã có nhiều điểm sai lầm như đấu tố nhầm, xử tội không thông qua tòa án hoặc chỉ qua "Tòa án Nhân dân". Các nhà lãnh đạo chính quyền, trong đó có Hồ Chí Minh, đã chính thức xin lỗi trước dân chúng về các sai lầm này và cách chức hoặc xử phạt nhiều cán bộ.

Năm 1959, Đảng Lao động Việt Nam đã bí mật quyết định hỗ trợ tiến hành chiến tranh ở miền Nam bằng mọi giá để thống nhất đất nước và thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc.

Với sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, miền Bắc đã hỗ trợ người và của cho những người cộng sản miền Nam để đối đầu với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa suốt 20 năm (1955-1975), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là hậu phương lớn của cộng sản miền Nam.

Trong thời Chiến tranh Việt Nam lãnh thổ của miền Bắc Việt Nam cũng bị tác hại của cuộc chiến vì các chiến dịch ném bom của quân đội Mỹ với mục đích ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam Việt Nam.

Với sự kiện 30 tháng 4, 1975, miền Nam Việt Nam được tiếp quản bởi chính quyền lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thân cộng. Miền Nam và miền Bắc hợp lại ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành một đất nước thống nhất: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.




Quốc kỳ Việt Nam đến Bắc Cực lần đầu tiên
"Cảnh tượng lá cờ đỏ thắm, ngôi sao vàng trải ra trên nền tuyết trắng xanh thật đẹp mắt, tôi không thể nào quên", nhà thám hiểm Nga Viktor Bunin, người cắm quốc kỳ Việt Nam ở Bắc Cực lần đầu tiên, kể.
Lá quốc kỳ của Việt Nam đã được Thiếu tướng Bunin, Trưởng ban của Ủy ban cựu chiến binh Cơ quan an ninh Liên bang Nga, cắm tại điểm cực bắc của trái đất lúc 4h35 ngày 4/4.

Lá cờ sau đó được trao lại cho đại sứ Việt Nam tại Nga trước dịp 30/4. Dưới đây là bài phỏng vấn của TTXVN với nhà thám hiểm.



Quốc kỳ Việt Nam ở Bắc Cực, trên tay hai nhà thám hiểm người Nga Nikolai Kalyakin và Viktor Bunin. Ảnh: VOV News.

- Ý tưởng cắm cờ Việt Nam ở Bắc Cực xuất phát từ đâu, thưa ông?

- Ông Nikokai Kolesnic, Chủ tịch Tổ chức xã hội Liên khu vực các cựu chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, từ lâu đã đề xuất việc đưa quốc kỳ Việt Nam lên điểm cực bắc. Ông từng có mặt ở Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất. Tình cảm của ông dành cho các bạn hết sức sâu nặng. Ủy ban cựu chiến binh Cơ quan an ninh Liên bang, an ninh Quốc gia và các cuộc chiến cục bộ, ủng hộ sáng kiến này bởi chúng tôi rất khâm phục nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc mình. Đây cũng là biểu hiện của tình hữu nghị truyền thống giữa Liên bang Nga và Việt Nam.

- Ngoài quốc kỳ Việt Nam, các ông còn mang theo quốc kỳ của những nước nào nữa?

- Chỉ có quốc kỳ Việt Nam và Nga, không có cờ của quốc gia nào khác.

- Xin ông miêu tả đôi lời về chặng hành trình tới Cực Bắc với lá cờ Việt Nam.

- Chúng tôi đi ba chặng máy bay đường dài, hai chặng trực thăng chỉ để có mặt ở đỉnh điểm Cực Bắc của trái đất vỏn vẹn 5 giờ. Nhiệt độ âm 50 độ C, gió thổi với tốc độ 120 km/giờ. Mặc dù có bộ quần áo chuyên dụng nhưng tôi vẫn thấy rất lạnh.

Khi quốc kỳ Việt Nam tung bay thì đồng hồ chỉ 4 giờ 35 phút của ngày 4/4. Ở điểm Cực Bắc mặt trời luôn luôn chiếu sáng, hoàn toàn không có đêm, nếu muốn gọi là đêm thì đó là “đêm trắng,” “đêm Bắc Cực”. Cảnh tượng lá cờ đỏ thắm, ngôi sao vàng trải ra trên nền tuyết trắng hơi ngả màu xanh nhạt thật đẹp mắt, tôi không thể nào quên.

- Tiêu chuẩn nào để chọn người đi Bắc Cực?

- Thám hiểm Bắc Cực hay Nam Cực chỉ cần sức khỏe tốt, và dĩ nhiên là cả mong muốn nữa. Anh thấy đấy, tôi đã nghỉ hưu rồi mà vẫn đi được Bắc Cực. Cuối năm nay tôi sẽ đến Nam Cực. Mang theo quốc kỳ Việt Nam đến đó là một ý tưởng tốt. Nhưng chúng tôi còn muốn mời một đại diện của Việt Nam đích thân tới điểm Cực Nam của Trái Đất. Thời điểm thuận lợi là cuối năm, lúc này ở Nam Cực là mùa hè, nhiệt độ chỉ âm 60 – 70 độ C thôi, người xứ nóng như Việt Nam vẫn chịu đựng tốt nếu được tập luyện.

VNExpress

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới