Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Tư

Nước Nga ra giá


“Nga sẽ hủy bỏ việc triển khai tên lửa tại tỉnh Kaliningrad nếu Mỹ từ bỏ triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại châu Âu”. Tuyên bố đó của Tổng thống Dmitry Medvedev được xem như là một sự ra giá của nước Nga đối với Tổng thống mới đắc cử Barack Obama.
Phát biểu trước khi tới Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh về cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế, Tổng thống Medvedev cho biết có thể hủy bỏ việc triển khai các tên lửa tầm ngắn gần Ba Lan nếu Tổng thống đắc cử Obama từ bỏ hệ thống chống tên lửa của Mỹ (NMD) ở châu Âu. Matxcơva từng nhiều lần đưa ra các đề nghị với Mỹ loại bỏ “mối đe dọa an ninh của nước Nga” - NMD tại châu Âu - nhưng đây là lần đầu tiên Tổng thống Nga đưa ra một cái giá rõ ràng đến vậy.

Trong Thông điệp liên bang đọc vài giờ sau khi ông Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, Tổng thống Medvedev cho biết, Nga có kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa tầm ngắn hiện đại Iskander tại tỉnh Kaliningrad chỉ cách nơi Mỹ triển khai NMD ở Ba Lan trên 200km. Ông Medvedev nói thẳng rằng những tên lửa của Nga là nhằm “cân bằng” với NMD mà Mỹ triển khai tại Ba Lan và CH Séc.

Chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm George W. Bush tất nhiên không cho rằng các tên lửa Iskander là “cân bằng” với “tấm lá chắn tên lửa” mà họ vốn đeo đuổi lâu nay. Lên tiếng ngày 14-11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng hành động đe dọa triển khai tên lửa tại khu vực Baltic của Nga là một “sự khiêu khích”.

Thế nhưng điều có ý nghĩa với đề nghị của Tổng thống Medvedev là quan điểm của Tổng thống đắc cử Obama, người được cho là có quan điểm đối ngoại mềm mỏng hơn. Ông John Podesta - Trưởng nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Obama, khẳng định ông Obama sẽ thay đổi nhiều chính sách của chính quyền Bush sau khi nhậm chức.

Tổng thống đắc cử Obama và êkíp của ông hiện vẫn chưa có một phản ứng chính thức nào đối với tuyên bố của Tổng thống Medvedev. Trong chiến dịch tranh cử trước đó, ông Obama từng bày tỏ sự hoài nghi đối với tính hiệu quả của kế hoạch thiết lập NMD tại châu Âu.

Theo ông Obama cần phải có nhiều thử nghiệm kỹ lưỡng hơn nữa để đảm bảo NMD có đáng chi hàng tỷ USD hay không. Đảng Dân chủ cũng không mặn mà với tham vọng thiết lập tấm lá chắn tên lửa của đảng Cộng hòa suốt từ thời Tổng thống Ronald Reagan tới nay.

Chính vì vậy có nhà quan sát cho rằng trong những chính sách của chính quyền Tổng thống Bush mà chính quyền tân Tổng thống Obama xem lại có thể có việc triển khai NMD tại châu Âu. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski sau khi đắc cử, ông Obama cũng không đưa ra cam kết nào về việc sẽ tiếp tục kế hoạch triển khai NMD tại quốc gia Đông Âu này.

Chính quyền tương lai của Mỹ sẽ hồi đáp như thế nào trước cái giá mà nước Nga đã ra? Điều đó có thể biết trong cuộc gặp giữa hai ông Medvedev và Obama mà người đứng đầu nước Nga nói “sớm diễn ra”.

Hoàng Hà

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới