Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Sáu

Võ Nguyên Giáp vị Tướng huyền thoại




Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng dân tộc Việt Nam,
ông là vị Tướng được cả thế giới quí mến và ngay cả những người từng là kẻ thù ở phía bên kia chiến tuyến khâm phục cả về tài năng và đức độ. Ông là một huyền thoại quân sự đã đánh thắng giặc Pháp và Mỹ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình trí thức nghèo. Thân sinh ông là cụ Võ Nguyên Thân, một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, dòng dõi khoa bảng. Năm 1924 khi còn đang học ở trường Quốc học Huế, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong hàng ngũ những người yêu nước. Ông được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam.


Năm 1926, ông được trở lại trường Quốc học Huế và tiếp tục đấu tranh. Ông bị bắt khi đang điều hành một cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên và bị cầm tù. Sau khi ra tù ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài. Ông tốt nghiệp đại học ngành Luật và Kinh tế chính trị năm 1937.


Năm 1934, ông lấy bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1943), bạn học tại Quốc Học Huế và là một đồng chí của ông (bà cũng là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai). Năm 1943, bà Thái chết trong nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội.


Tháng 5 năm 1939, ông dạy sử học ở trường tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm Giám đốc nhà trường (tức Hiệu trưởng).


Từ 1936 đến 1939, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương Đại Hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, với bí danh là Dương Hoài Nam, cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Bác Hồ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm này và bắt đầu các hoạt động của mình dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ trong một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam có tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh. Ông tham gia gây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.





Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi kiểm tra một cung đường vận tải chiến lược Tây Trường Sơn, mùa khô 1972 - 1973. Ảnh: Vương Khánh Hồng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ông thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam anh hùng, tại chiến khu Trần Hưng Đạo bắt đầu với 34 người. Vũ khí ban đầu của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Ngày 25 tháng 12 năm 1944, đội quân này đã tiến công thắng lợi hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.


Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1946, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông lập gia đình với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).


Ngày 19 tháng 12 năm 1946, giặc Pháp gây chiến. Đại Tướng lãnh trách nhiệm tổng chỉ huy và tổng Chính ủy (từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương -- gọi tắt là Quân ủy Trung ương), lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang chống giặc Pháp và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Ông được phong Đại tướng ngày 25 tháng 1 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948. Tháng 8 năm 1948, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đảm nhận trách nhiệm ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao.


Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng rất giỏi chiến thuật chiến tranh du kích. Ông lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ.


Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng kiệt xuất trong trái tim người dân Việt Nam. Cả thế giới coi ông là một vị tướng lỗi lạc và là vị tướng được các sử gia và nhà bình luận quân sự phương Tây nhắc đến nhiều nhất từ sau Thế chiến II. Thế giới biết đến tên Võ Nguyên Giáp như là vị tướng đã chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam đánh bại quân đội Pháp và Mỹ.


Sang đến năm Kỷ Sửu 2009, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bước sang tuổi 99. Mặc dù tuổi đã cao nhưng Đại tướng vẫn duy trì nền nếp sinh hoạt, làm việc.





Dù tuổi đã cao nhưng trước những vấn đề lớn của đất nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dành thời gian nghiên cứu, góp ý cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ảnh báo QĐND



Trước những vấn đề lớn của đất nước, Đại tướng vẫn dành thời gian nghiên cứu, góp ý cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước.


Nhân ngày lễ 30/4, bằng tất cả sự kính trọng, Vitinfo xin chân thành kính chúc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp mạnh khoẻ, trường thọ, mãi mãi là ngọn hải đăng soi sáng con đường đi lên của dân tộc ta.
PV ( tổng hợp)









Nghĩ về sức mạnh cộng hưởng của dân tộc
“Tôi cho rằng, trong thời bình, xã hội dễ phân tâm. Nhưng càng như vậy, lãnh đạo càng phải rất gương mẫu, nói phải đi đôi với làm" - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên viết riêng cho VietNamNet nhân kỷ niệm 34 năm chiến thắng lịch sử 30/4 thống nhất đất nước.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Quốc phòng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Ông là vị tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967–1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ đại tá lên trung tướng.
Cùng với các tướng Đinh Đức Thiện, Phan Trọng Tuệ, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đưa con đường vận tải chiến lược này thành một trong những mấu chốt thành công trong chiến tranh.
Một thời trong sáng
Cuối thập niên 60, một trong ba vấn đề chiến lược mà đế quốc Mỹ cần xử lý để thực hiện tốc chiến tốc thắng là ngăn chặn được chi viện của miền Bắc.


Về phía ta, để chống Mỹ, toàn Đảng, toàn dân phải huy động sức người, sức của để cùng miền Nam thực hiện cuộc trường kỳ kháng chiến cho tới khi giành được thắng lợi.
Mặc dù không ép buộc, nhưng khi lời hiệu triệu của Đảng phát đi, toàn dân tộc ta đã xung phong ra trận. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” là khẩu hiệu tự dân đặt ra và được thực hiện một cách tự nguyện.


Đương nhiên, để có được lòng dân lớn lao đến như vậy, trước hết là lòng tin vào Đảng; là tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người suốt đời vì dân, vì nước, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hi sinh tất cả.
Toàn dân đã noi theo những tấm gương đó mà dốc lòng, dốc sức tạo nên sức mạnh cộng hưởng toàn dân tộc đánh thắng những kẻ thù lớn mạnh hơn ta rất nhiều. Thời đó, ai vì lý do nào đó không hoàn thành nhiệm vụ họ cảm thấy đau đớn lắm. Dân của ta tuyệt vời như thế đấy!


Chính sức mạnh cộng hưởng đó đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội địa cầu và chiến thắng 30/4/1975 giành lại độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ.
Đó là một thời trong sáng nhất, oanh liệt nhất của dân tộc.
Lợi ích quốc gia là trên hết
Việt Nam đã gia nhập WTO, hội nhập với thế giới. Chúng ta sẵn sàng bắt tay làm bạn với thế giới để làm ăn. Nhưng dù có làm gì, cũng luôn phải nhớ rằng lợi ích quốc gia là trên hết. Bất cứ nước nào cũng vậy.


Phát triển đất nước rất cần có chiến lược bình tĩnh, khôn ngoan và phải theo quy hoạch, có kế hoạch, không phải cứ mạnh ai nấy làm. Chúng ta hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam. Nhưng đầu tư gì, đầu tư ở đâu, đầu tư như thế nào thì Chính phủ phải lựa chọn trên nguyên tắc “lợi ích quốc gia là trên hết”.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, gần 1 triệu người lao động đang lâm vào tình cảnh thất nghiệp.
Vậy tại sao có chuyện dự án nước ngoài thắng thầu và đưa lao động phổ thông nước họ vào làm việc ngang nhiên tại Việt Nam, kể cả trường hợp không có giấy phép lao động?
Vì tình trạng thất nghiệp của giai cấp công nhân Việt Nam, không thể làm ngơ việc này. Công nhân xây lắp Việt Nam đủ sức để xây dựng tất cả các công trình của nước mình.
Nếu có một số việc chưa biết thì chỉ nên thuê một ít chuyên gia giỏi.


Lãnh đạo phải rất gương mẫu


Tôi cũng biết, giờ đây cạnh tranh giữa các quốc gia vô cùng gay gắt. Các nhà lãnh đạo một mặt muốn đẩy nhanh phát triển. Đẩy nhanh phát triển là đúng, nhưng phải biết chọn lựa các công trình vì lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.


Phát triển đất nước rất cần có chiến lược bình tĩnh, khôn ngoan và phải theo quy hoạch, có kế hoạch, không phải cứ mạnh ai nấy làm. Chúng ta hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam. Nhưng đầu tư gì, đầu tư ở đâu, đầu tư như thế nào thì Chính phủ phải lựa chọn trên nguyên tắc “lợi ích quốc gia là trên hết”.


Cơ chế thị trường là đúng, nhưng thị trường phải có sự quản lý. Tại sao một viên thuốc cho người bệnh, ai bán giá bao nhiêu cũng được. Với người bệnh nghèo sẽ như thế nào?
Và có chuyện thu hồi đất của dân với giá 120.000 đồng/m2, để xây nhà lên những căn nhà bán với giá 15-20 triệu đồng/m2. Rõ ràng, có chuyện một số người chỉ qua một đêm có thể kiếm tiền tỷ trên tài nguyên đất đai của quốc gia, của nhân dân.


Tôi cho rằng, trong thời bình, xã hội dễ phân tâm. Nhưng càng như vậy, lãnh đạo càng phải rất gương mẫu, nói phải đi đôi với làm.
Xây dựng Tây Nguyên phải do chính người Việt Nam làm
"Phải mất bao nhiêu đời, bao nhiêu xương máu, ta mới giành lại được Tây Nguyên - nơi có con đường Hồ Chí Minh huyền thoại chạy qua.


Trong thời chiến, thời bình và cả sau này cũng vậy, địa chiến lược, địa quân sự Tây Nguyên cũng luôn là yếu huyệt, vì thế làm gì ở Tây Nguyên cũng phải rất cẩn trọng.


Tất nhiên, giữ Tây Nguyên không đồng nghĩa với việc để Tây Nguyên kém phát triển. Đảng và Nhà nước phải có chính sách lo cho Tây Nguyên phát triển ngang tầm với vị trí chiến lược trọng yếu.
Thiếu vốn thì đi vay, thiếu máy móc thì mua về, thiếu chuyên gia thì đào tạo.
Nhưng tuyệt đối không được cho bất kỳ nước nào vào Tây Nguyên. Xây dựng Tây Nguyên phải do chính bàn tay người Việt Nam làm".




Vietnamnet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới