Thứ Tư
Pháp lý chủ quyền Trường Sa
Trường Sa cách lục địa Trung Hoa khoảng 750 hải lý, nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoa. Hoàng Sa cũng cách Hoa Lục lối 270 hải lý.
Tại bờ biển Việt Nam, thềm lục địa chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra Hoàng Sa. Về địa hình, Hoàng Sa là một hành lang của Trường Sơn từ Cù Lao Ré ra khơi. Đây là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Năm 1925, nhà địa chất học quốc tế Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempf, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc đã lập phúc trình và kết luận: "Về mặt địa chất, những đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam" (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam)[cần dẫn nguồn].
Tại Trường Sa cũng vậy. Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo cồn đá bãi Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Việt Nam. Tại bãi Tứ Chính, nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400 m, và tại vùng đảo Trường Sa độ sâu chỉ tới 200 m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý và cách lục địa Trung Hoa tới 780 hải lý. Trường Sa cách Việt Nam 220 hải lý và cách Hoa Lục 750 hải lý. Từ Trường Sa về bờ biển Trung Hoa có rãnh biển sâu hơn 4.600 m.
Không có sự phủ nhận rằng ít nhất từ 1816, dưới đời vua Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ công khai, liên tục, hòa bình các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi rõ:
République Francaise (Cộng Hòa Pháp)
Empire d’Annam (Vương Quốc An Nam)
Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)
1816 -Ile de Pattle 1938 (Đảo Hoàng Sa)
Lịch sử Trung Hoa không mang lại bằng chứng nào cho biết họ đã liên tục chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa từ đời Hán Vũ Đế hay ít nhất từ đời Mãn Thanh[cần dẫn nguồn].
Theo Trung Quốc, năm 1956, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Trung Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc[1].
Lá thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 do của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gởi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai này được nhiều người xem là sự thừa nhận của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa[1]. Trả lời phỏng vấn của BBC, tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, đã cho rằng cả lá thư của Phạm Văn Đồng cũng như tuyên bố miệng của Ung Văn Khiêm đều không có sức nặng ràng buộc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thông tin Việt nam
Biên giới Hải đảo - Chuyên mục Đặc biệ
Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam
Tin thế giới
Các liên kết tài liệu tham khảo + VIDEO
- * Chiến dịch Mậu Thân 1968 Video
- * Chiến dịch Pleime – Tây Nguyên nhìn từ nước Mỹ
- * Hoàng Sa là của Việt nam * Video
- * Một kỷ niệm đi cùng năm tháng
- * Những hình ảnh bạn chưa biết về chiến tranh Việt nam Video
- * Phim tài liệu tiếng Việt- Việt nam Cuộc chiến tranh 10.000 ngày Video
- * Quê Hương Mến Yêu Website
- * Tay không bắt sống phi công Mỹ
- * Thanh Niên Cộng Sản Việt nam Website
- * Tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược chiến tranh Việt Nam thời kì Nixon Video
- * Tổng thống Bush bị ném giày ở Ỉack Video
- * Tội phạm Chiến tranh (viên tướng VNCH Nguyễn ngọc Loan) Video
Tham luận về Chủ nghĩa
- * HIỆP ĐỊNH PARI VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM 1973
- * ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM
- * CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN
- * CHÁNH CƯƠNG VẮN TẮT VÀ SÁCH LƯỢC VẮN TẮT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- * CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
- * CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA 1917
- * CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Ở VIỆT NAM
- * CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
- * BAO VÂY KINH TẾ
- * CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG
- * CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM LÔGIC
- * CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
- * CHỦ NGHĨA MAC - LÊNIN
- * CHỦ NGHĨA MAC
- * CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
- * CHỦ NGHĨA CHỦNG TỘC
- * CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
- * CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG
- * CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
- * Chính sách Tôn giáo
- * Chủ nghĩa Cộng Sản
0 nhận xét:
Đăng nhận xét