Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Bảy

Một điệp viên CIA vốn là... trùm buôn lậu ma tuý


Barry Seal khi còn là điệp viên CIA.



Ngày 19/2/1986, trước văn phòng của Hãng Hàng không tư nhân Southern Air Transport (SAT) tại thành phố Baton Rouge, bang Louisiana, Mỹ, đã xảy ra một vụ án mạng. Một người đàn ông đã bị 2 kẻ lạ mặt bắn chết ngay trên tay lái của chiếc xe hơi hiệu Cadillac của mình.

Thủ phạm sau khi ra tay đã tẩu thoát trên một chiếc xe hơi hiệu Ford màu trắng. Đó là tất cả những gì mà một số nhân chứng thuật lại cho cảnh sát khi đến hiện trường. Nạn nhân được xác định là Barry Seal, 47 tuổi, là phi công, từng có tiền án về tội buôn lậu ma túy và tẩy tiền bẩn. Cái chết của Seal liền thu hút sự quan tâm của dư luận vì trước đó Seal bị tố cáo có liên quan đến hoạt động buôn lậu ma túy của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) từ Nam Mỹ vào lãnh thổ Mỹ, và trong khi bị điều tra thì Seal bị giết.

Adler Berriman Seal sinh ngày 16/7/1939 tại thành phố Baton Rouge. Cha của Seal là thành viên cao cấp của tổ chức phân biệt chủng tộc khét tiếng Ku Klux Klan. 17 tuổi, Seal đã lấy được bằng lái máy bay và sau đó gia nhập Lực lượng Tuần duyên không quân (CAP). Năm 1962, Seal được điều chuyển đến làm việc tại Không đoàn Không quân đặc biệt số 21 có căn cứ tại thành phố Miami, bang Florida, chuyên thực hiện các hoạt động tình báo trên không cho Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA).

Trong thời gian này, Seal lén lút buôn lậu ma túy trên các chuyến bay quân sự từ một số quốc gia Nam Mỹ như Colombia, Ecuador, Panama đem về Mỹ tiêu thụ. Sau nhiều lần trót lọt, đến năm 1979, hoạt động buôn lậu ma túy bằng máy bay quân sự của Seal bị phát hiện. Seal không chỉ bị đuổi khỏi quân đội mà còn phải lãnh án tù giam.

Trong thời gian thụ án tại nhà tù Fort Lauderdale, Seal kết thân với William Roger Reeves, một trùm buôn lậu ma túy người Mỹ có quan hệ mật thiết với Tập đoàn ma túy Ochoa ở thành phố Medellin của Colombia. Năm 1981, sau khi ra tù, Reeves giới thiệu Seal với Jorge Ochoa, trùm tập đoàn ma túy Ochoa và liền được giao nhiệm vụ vận chuyển ma túy bằng máy bay từ Colombia đến Mỹ. Cứ mỗi phi vụ trót lọt, Seal được trả công từ 500 đến 700 ngàn USD. Đó là chưa kể đến thu nhập từ việc tiêu thụ số ma túy mà Seal "cõng" thêm theo từng chuyến bay và giao riêng cho Reeves tiêu thụ trên lãnh thổ Mỹ.

Eugene Hasenfus, điệp viên CIA bị bắt giữ tại Nicaragua vào tháng 1/1985.

Sau khi Ronald Reagan đắc cử tổng thống Mỹ, ông ta quyết định tái lập quyền lực của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh bằng cách triển khai các chiến dịch chống phá các quốc gia muốn tách rời khỏi ảnh hưởng của Mỹ và đặt quan hệ với các quốc gia XHCN, trong đó có Nicaragua. Tuy nhiên, biết rằng mọi sự can thiệp bằng quân sự vào Nicaragua sẽ bị Quốc hội Mỹ bác bỏ và dư luận quốc tế lên án nên chính quyền Reagan tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật tại Nicaragua thông qua việc tài trợ cho tổ chức phản động vũ trang Contra thực hiện các hoạt động quân sự chống phá chính quyền cách mạng non trẻ tại quốc gia Trung Mỹ này.

Để có tiền tài trợ cho tổ chức Contra, chính quyền Mỹ thông qua CIA, đã thực hiện hai phương cách: Đó là bí mật bán vũ khí khí tài cho Iran, quốc gia thù địch với Mỹ tại Vùng Vịnh và tổ chức buôn lậu ma túy từ Colombia vào lãnh thổ Mỹ. Và nhiệm vụ thứ hai được CIA giao cho Seal.

Năm 1983, CIA bí mật đặt vấn đề tuyển dụng Seal làm điệp viên và liền được chấp thuận. Nhiệm vụ của Seal là vận động tập đoàn ma túy Ochoa tài trợ cho tổ chức vũ trang Contra và vận chuyển ma túy bằng đường không từ Colombia vào lãnh thổ Mỹ. Tiền bạc thu được từ các phi vụ buôn lậu ma túy được CIA sử dụng tài trợ, mua sắm vũ khí và trang thiết bị truyền tin cho tổ chức Contra.

Mọi việc diễn ra trôi chảy nếu vào tháng 10/1985 không xảy ra một sự kiện, đó là việc Quân đội Cách mạng Nicaragua bắn rơi 1 máy bay vận tải C-123 của Hãng Hàng không Southern Air Transport đang thực hiện một phi vụ thả dù tiếp tế vũ khí cho phiến quân Contra ở miền Nam Nicaragua và bắt giữ 1 điệp viên CIA tên Eugene Hasenfus.

Khai báo với chính quyền cách mạng Nicaragua, Hasenfus cho biết CIA đã thực hiện các hoạt động tài trợ cho phiến quân Contra bằng máy bay thả dù tiếp tế. Hasenfus còn khai báo rằng tiền bạc được dùng để mua sắm vũ khí, trang thiết bị tiếp tế cho phiến quân Contra là từ nguồn buôn lậu ma túy từ Colombia vào lãnh thổ Mỹ và nhiệm vụ này do một điệp viên khác của CIA là Barry Seal thực hiện. Tiết lộ của Hasenfus đã trở thành tai tiếng lớn không chỉ đối với chính quyền Reagan mà cả với CIA.

Trước sức ép của dư luận, Quốc hội Mỹ quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra. Seal bị đình chỉ chức vụ và quản thúc để được điều tra. Trong khi đó, trùm buôn lậu ma túy Jorge Ochoa cũng tức tối không kém khi biết rằng Seal là người của CIA nên quyết định ra tay.

Có hai giả thuyết được các nhà điều tra đưa ra liên quan đến vụ giết hại Seal vào tháng 2/1986. Giả thuyết thứ nhất cho rằng Seal đã bị Jorge Ochoa ra lệnh đám đàn em thanh toán để trả thù việc làm nội gián cho CIA của Seal. Giả thuyết thứ hai cho rằng chính CIA đã ra tay trừ khử Seal để bịt đầu mối do lo ngại một khi bị bắt giữ và thẩm vấn, những khai báo của Seal chắc hẳn sẽ làm sáng tỏ những bê bối của CIA như tổ chức buôn lậu ma túy vào lãnh thổ Mỹ để lấy tiền tài trợ cho phiến quân Contra hay vận động đóng góp tài chính của các trùm buôn lậu ma túy Nam Mỹ... Vì vậy cách tốt nhất là bịt miệng Seal bằng cách trừ khử.

Dư luận cho rằng Seal xứng đáng phải lãnh một kết cục như thế về những việc làm xấu xa của mình


H.P. (theo Crime Library)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới