Thứ Sáu
Kinh tế thị trường mang tính XHCN
Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nếu được xây dựng đúng đắn, sẽ bám sát các mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vị nhân sinh, vì con người, chứ không vì những của cải tích trữ vô độ trong tay các cá thể. Đó cũng là nền kinh tế có định hướng lâu dài, chứ không chỉ biết đến lợi nhuận trước mắt như trong nền kinh tế TBCN.
Để tạo tiềm lực hùng hậu cho mình, một xã hội XHCN cũng cần tới cơ chế kinh tế thị trường. Chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga Xôviết V.I.Lênin trong những năm cuối của cuộc đời hoạt động cách mạng của mình cũng kịp hiểu ra rằng, để có thể xây dựng thành công cơ sở vật chất của CNXH ở những nước kém phát triển như nước Nga, cần áp dụng nền kinh tế nhiều thành phần và "người ta có thể và phải biết sử dụng mọi hình thức kinh tế quá độ". Chính sách Tân kinh tế (NEP) được thực hiện là vì thế. Tiếc thay, những nhận thức đúng đắn của Người thầy vĩ đại về sau đã bị lãng quên trong nhiều thập niên liền.
Người ta từng lầm lẫn nghĩ rằng, kinh tế thị trường chỉ là sản phẩm của CNTB. Thực ra, dù khái niệm kinh tế thị trường dù chỉ mới được dùng phổ biến từ sau thế chiến thứ hai nhưng bản thân nền kinh tế thị trường thì đã tồn tại từ lâu. Với vai trò như một hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đã tồn tại trước CNTB, trong lòng xã hội tư bản và có thể dự báo một cách khoa học là, cả ở những hình thức xã hội sau TBCN.
Với tư duy mácxít - lêninnít đổi mới, cần thấy rõ những ưu thế của cơ chế kinh tế thị trường nói chung trong việc phát triển mạnh mẽ các lực lượng sản xuất đi đôi với điều hòa lợi ích chung của chúng thông qua cạnh tranh, từ đó, tạo nên được những sản phẩm ngày một tốt hơn, có chất lượng cao hơn cho xã hội.
Cơ chế kinh tế thị trường đã và đang được rất nhiều nước áp dụng theo những định hướng khác nhau, tùy theo mô hình xã hội và điều kiện cụ thể của từng nơi.
Tại từng địa điểm cụ thể, trong những thời điểm cụ thể, nền kinh tế thị trường phải chịu sự chi phối của những hệ tư tưởng, văn hóa, tôn giáo khác nhau. Đã từng tồn tại ở những thế kỷ trước cơ chế kinh tế thị trường hoàn toàn tự do cạnh tranh, khôn sống mống chết.
Trong một nền kinh tế như thế, mọi sự trông cậy vào "bàn tay điều tiết vô hình" của chính thị trường: cái gì có nhu cầu lớn thì giá cao, cái gì được chuộng nhiều thì trở nên quý giá, cá lớn được thoải mái nuốt cá bé... Nhưng một nền kinh tế đã huy động được khá dồi dào mọi nguồn lực xã hội như thế lại không có khả năng giúp xã hội trở nên hài hòa và nhân bản hơn, liên tục làm nảy sinh các khủng hoảng và xung đột...
Để tự cứu mình, chủ nghĩa tư bản hồi đầu thế kỷ XX đã tính tới phương thức kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhằm ít nhiều loại trừ các nguyên nhân gây nên bùng nổ xã hội trong cuộc đua tranh tự do hoang dã.
Và phải nói rằng, đây là một bước cách tân khá hữu hiệu của chủ nghĩa tư bản trong những năm từ những năm 30 tới sau thế chiến thứ hai, vừa giúp cho tư bản độc quyền tồn tại, vừa tạm thời xoa dịu được những bất mãn của người lao động.
Tuy nhiên, với bản chất suy tôn tư bản độc quyền, coi trọng quyền lợi của tư bản cao hơn tất cả, hình thái này vẫn không giúp xã hội TBCN thoát khỏi những mâu thuẫn và xung đột bẩm sinh. Các nhà tư bản trong cơ chế thị trường có điều tiết của Nhà nước tư bản cảm thấy mình bị "quá thiệt thòi" vì những đóng góp cho các phúc lợi xã hội.
Trong khi đó, đời sống người lao động vẫn tiếp tục trở nên tồi tệ hơn so với các ông chủ, đặc biệt là tại các nước "TBCN hạng hai" nằm ngoài Tây Âu và Bắc Mỹ. Nạn thất nghiệp không bị thủ tiêu mà còn gia tăng ngày một cao hơn. Nền kinh tế vẫn thường xuyên rơi vào khủng hoảng và suy thoái.
Hơn nữa, do sự phát triển nhanh, mạnh của nhiều tập đoàn công ty siêu quốc gia, nhất là các tập đoàn tư bản tài chính hiện nay, vai trò điều tiết của từng Nhà nước tư sản đối với họ đã bị suy giảm tác dụng...
Chính vì thế nên vào những năm 80 của thế kỷ trước, nữ Thủ tướng Anh quốc lúc đó là Margaret Thatcher đã tung ra chủ trương loại bỏ một nhà nước vì phúc lợi xã hội, tức là đưa nền kinh tế vào quỹ đạo của một chủ nghĩa tự do mới và mang màu sắc bảo thủ của thế kỷ XIX: thị trường nhiều hơn, nhà nước ít can thiệp hơn (Luận điểm này về sau được gọi là chủ nghĩa Thatcher).
Cạnh tranh tự do tuyệt đối lại được coi là điều kiện tối thượng để phát triển kinh tế. Khu vực tư nhân được mở rộng mạnh mẽ. Các chi tiêu công cộng bị giảm thiểu. Tư bản lại được ưu đãi đặc biệt.
Bất cứ một điều luật nào có chức năng điều hòa quan hệ giữa tư bản và lao động, nhằm bảo đảm cho người lao động một mức sống ít nhiều tương xứng với mồ hôi nước mắt đổ ra, đều bị những tín đồ của chủ nghĩa Thatcher coi như biểu hiện của tư tưởng XHCN và xâm phạm tới nền tự do. Đây có thể coi như là một sự đầu hàng của nhà nước TBCN trước sức ép mạnh mẽ và không hẳn đã dễ chịu, nếu không muốn nói hơn, của thị trường. Các tay buôn tài chính được thêm cơ hội lũng đoạn.
Mặc dù vậy, với chủ trương phát triển bằng mọi giá, chủ nghĩa Thatcher đã thu hút được sự ủng hộ của nhiều chính phủ các nước tư bản và các định chế tài chính quốc tế. Và trái đắng nhỡn tiền là các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã và đang lan tràn ở nhiều nước, gây nên những hậu quả khôn lường, cộng vào đó là tình trạng căng thẳng xã hội gia tăng.
Trong xã hội tư bản, không bao giờ sự giàu có của cải của những cá thể lại trùng khít với sự phân phối hợp lý các phúc lợi chung; các học giả kinh tế TBCN đang cố gắng tìm ra một lối thoát nào khác trong nền kinh tế thị trường của mình. Toa thuốc mới tới nay vẫn chưa được kê xong.
Nhưng dù chủ nghĩa tự do mới có được thay thế bằng hình thức gì thì với quan điểm trọng tư bản hơn nhân bản, làm sao có thể đạt được một xã hội phát triển hài hoà trong một nền kinh tế như thế. Tín hiệu báo động hiện đã được không ít bậc trí giả trong lòng CNTB nhận thức rõ ràng: phát triển như thế đồng nghĩa với phản phát triển.
Trong giai đoạn quá độ đi lên CNXH, để tạo nên sức sống cho nền kinh tế của mình, trong điều kiện thế giới đang bị cuốn vào xu thế toàn cầu hoá lắm thuận lợi và nhiều khó khăn, Việt Nam ta đang áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
Chúng ta áp dụng cơ chế kinh tế thị trường với mục đích tận dụng ưu thế truyền thống của hình thái kinh tế này là huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy mọi năng lực sản xuất để xây dựng cơ sở căn bản bền chắc cho nền kinh tế nước nhà.
Phát triển nền kinh tế thị trường, chúng ta mới có khả năng tạo cho đất nước một sức mạnh vật chất xứng đáng và điều kiện cải tạo một cách căn bản mức sống của nhân dân và vị thế quốc gia trong bảng xếp hạng phát triển của thế giới, nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhưng cơ chế kinh tế thị trường của chúng ta phải được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng mối quan hệ sản xuất mới, phải vừa khắc phục được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và xây dựng thành công cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, vừa hình thành được cơ cấu kinh tế đặc trưng cho xã hội mới…
Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nếu được xây dựng đúng đắn, sẽ bám sát các mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vị nhân sinh, vì con người, chứ không vì những của cải tích trữ vô độ trong tay các cá thể. Đó cũng là nền kinh tế có định hướng lâu dài, chứ không chỉ biết đến lợi nhuận trước mắt như trong nền kinh tế TBCN.
Như vậy rõ ràng là, xây dựng một cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là một chủ trương đúng đắn, mang tính lâu dài và khả thi của Đảng ta, chứ không phải là biện pháp cải cách nửa vời như các thế lực thù địch với chúng ta rêu rao.
Có điều, để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cần tới những sự nỗ lực cao độ và một tinh thần cộng sản thực sự trong đội ngũ cán bộ đảng viên. Chúng ta luôn luôn cần nhận thức rõ ràng rằng, vai trò của Nhà nước trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức thực hiện đường lối của đội ngũ cán bộ. Mọi ý tưởng tốt đẹp và đúng đắn sẽ dễ dàng bị phá hỏng nếu gặp phải những người thực hiện tồi.
Muốn giữ được sự phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam, chúng ta cần tới một nhà nước trong sạch, vững mạnh, vì dân, mang đậm tinh thần cộng sản đích thực
CAND
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thông tin Việt nam
Biên giới Hải đảo - Chuyên mục Đặc biệ
Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam
Tin thế giới
Các liên kết tài liệu tham khảo + VIDEO
- * Chiến dịch Mậu Thân 1968 Video
- * Chiến dịch Pleime – Tây Nguyên nhìn từ nước Mỹ
- * Hoàng Sa là của Việt nam * Video
- * Một kỷ niệm đi cùng năm tháng
- * Những hình ảnh bạn chưa biết về chiến tranh Việt nam Video
- * Phim tài liệu tiếng Việt- Việt nam Cuộc chiến tranh 10.000 ngày Video
- * Quê Hương Mến Yêu Website
- * Tay không bắt sống phi công Mỹ
- * Thanh Niên Cộng Sản Việt nam Website
- * Tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược chiến tranh Việt Nam thời kì Nixon Video
- * Tổng thống Bush bị ném giày ở Ỉack Video
- * Tội phạm Chiến tranh (viên tướng VNCH Nguyễn ngọc Loan) Video
Tham luận về Chủ nghĩa
- * HIỆP ĐỊNH PARI VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM 1973
- * ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM
- * CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN
- * CHÁNH CƯƠNG VẮN TẮT VÀ SÁCH LƯỢC VẮN TẮT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- * CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
- * CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA 1917
- * CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Ở VIỆT NAM
- * CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
- * BAO VÂY KINH TẾ
- * CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG
- * CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM LÔGIC
- * CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
- * CHỦ NGHĨA MAC - LÊNIN
- * CHỦ NGHĨA MAC
- * CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
- * CHỦ NGHĨA CHỦNG TỘC
- * CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
- * CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG
- * CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
- * Chính sách Tôn giáo
- * Chủ nghĩa Cộng Sản
0 nhận xét:
Đăng nhận xét