Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Tư

Đi ngược xu thế

Việc 5 hạ nghị sĩ Mỹ quyết định trình lên Quốc hội nước này bản nghị quyết đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách “các nước cần đặc biệt quan tâm” về tự do tôn giáo (CPC) đang làm dư luận bất ngờ bởi thái độ bất chấp sự thật của những người tự coi là có quyền phán xét người khác này.

Theo cáo buộc của các ông nghị E. Royce, L. Sanchez, Robrabacher và Z. Lofgren của bang California và Smith của bang New Jercey, Việt Nam đã “đáp ứng” đủ các tiêu chuẩn để được đưa vào danh sách CPC như quy định của Đạo luật Quốc tế về Tự do tôn giáo năm 1998. Không hiểu dựa vào đâu các ông nghị này lớn tiếng khẳng định Việt Nam “tiếp tục vi phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống và quá đáng”, Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài tiếp tục bị lăng mạ một cách vô cớ…

Không cần phải “tự bào chữa” mà lấy ngay nhận xét của chính những cơ quan ở Mỹ chuyên theo dõi về tôn giáo đánh giá về Việt Nam là thấy rõ mọi chuyện. “Báo cáo tự do tôn giáo thế giới năm 2008” mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hồi tháng 9 vừa rồi nhận xét “tình trạng tôn trọng tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục được cải thiện đáng kể”.

Phát biểu tại buổi công bố bản báo cáo, Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo Mỹ Hanford thừa nhận: “Tôi đã được chứng kiến tình hình tôn giáo ở Việt Nam có thay đổi trong vài năm qua. Đó là một diễn tiến vượt bậc chỉ trong giai đoạn khoảng 2-3 năm của chính quyền Việt Nam đương nhiệm”.

Nhân kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về nhân quyền, dân chủ và lao động Krammer cho biết: “Trong các cuộc nói chuyện với những người không ở trong Chính phủ Việt Nam, họ cũng nhận xét là Việt Nam có những tiến bộ trong vấn đề dân chủ, nhân quyền trong mấy năm gần đây”. Còn Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michalak, người chắc phải nắm rõ tình hình Việt Nam hơn các ông nghị trên, cũng nhận xét: “Chính phủ Việt Nam đã cho người dân nhiều quyền tự do tôn giáo hơn trước đây”.

Sự thật rõ ràng như vậy, ấy thế mà các ông nghị trên lại cứ làm như không biết. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên những người này lên tiếng cáo buộc Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ để duy trì chiếc ghế chính trị của mình, họ luôn phải dựa vào lá phiếu của những phần tử người Mỹ gốc Việt chống đối Việt Nam.

Bôi nhọ, nói xấu, đòi trừng phạt Việt Nam để lấy lòng số cử tri chống đối đã trở thành phương thức tồn tại của các ông nghị này. Chính vì thế không có gì ngạc nhiên khi họ tỏ ra hết sức bức xúc khi Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định xóa tên Việt Nam khỏi danh sách CPC hồi năm 2006.

Với việc dựng lên những lời cáo buộc Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng, 5 ông nghị trên đang đóng vai trò như “chiếc loa” của những thế lực chống đối Việt Nam ở Mỹ. Họ muốn gây sức ép để nếu như buộc được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC thì coi như “đất sống” của mình đã được đảm bảo. Đó là vụ mua bán chính trị, một hành động thiếu trách nhiệm trước nước Mỹ và các cử tri Mỹ.

Mở rộng hợp tác Việt-Mỹ là xu thế không thể đảo ngược. Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ đã đem những lợi ích to lớn cho cả hai phía mà bằng chứng là kim ngạch thương mại 2 chiều đã tăng nhanh, lên tới hơn 10 tỷ USD, đưa Mỹ trở thành một trong những bạn hàng và nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Đó là lý do giải thích vì sao trên chính trường và thương trường Mỹ, những tiếng nói ủng hộ việc Việt Nam đã trở nên áp đảo. Trong xu thế đó, lội ngược dòng thì chắc chắn sẽ bị dòng chảy thời cuộc cuốn đi.

Hoàng Sơn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới