Hiệp định Genève 1954 là hiệp định về khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Nguyên ủy, Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.
Lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
2. Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế.
3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước.
4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó.
5. 3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng cố.
6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.
7. Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh
8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự.
Diễn biến
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, Hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc. Từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6, các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Do lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. Tuy nhiên, sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận riêng. Cuối cùng, Pháp và Trung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung cho vấn đề Đông Dương: giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại ba nước Đông Dương.
Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7, phái đoàn Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán trực tiếp để giải quyết các vấn đề cụ thể, xoay quanh các vấn đề: quyền tham gia hội nghị của các đại biểu chính phủ kháng chiến Lào và chính phủ kháng chiến Campuchia; chọn vĩ tuyến để khẳng định giới tuyến quân sự tạm thời và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam.
Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được ký kết với nhiều văn kiện, chủ yếu là:
1. Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia
2. Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị
3. Bản tuyên bố riêng ngày 21 tháng 7 của Mỹ tại Hội nghị Genève
4. Bản tuyên bố của chính phủ Pháp ngày 21 tháng 7, trong đó nêu rõ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia theo lời yêu cầu của chính phủ những nước có liên quan trong một thời gian do các bên thoả thuận.
5. Các công hàm trao đổi giữa Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Pierre Mendès-France.
Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký bởi đại diện của hai lực lượng quân sự chính có liên quan, đó là Thiếu tướng Delteil, thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương, và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối công nhận Hiệp định Genève nhưng tuyên bố rằng nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế"[1]. Chính phủ Quốc gia Việt Nam thì không ký Hiệp định. [2]. Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn Quốc gia Việt Nam lên tiếng phản đối sự chia cắt đất nước.
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Genève về Việt Nam
* Các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
* Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
* Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam.
* 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa 2 miền.
* Hai năm sau, tức ngày 20 tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước Việt Nam.
* Thành lập Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành hiệp định gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, do Ấn Độ làm chủ tịch.
Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954
1. Các đại biểu tham dự hội nghị đã ký hiệp định đình chiến tại Việt Nam, Lào và Campuchia; tổ chức cơ quan quốc tế giám sát việc thực hiện các điều khoản trong hiệp định.
2. Hội nghị bày tỏ sự hài lòng trước việc chấm dứt chiến sự tại 3 nước Việt Nam, Lào và Cạmpuchia. Hội nghị tin rằng việc thực hiện những điều khoản trình bày trong tuyên bố này và trong những hiệp định đình chiến sẽ tạo điều kiện giúp Việt Nam, Lào, Campuchia có được nền độc lập, tự chủ hoàn toàn.
3. Tại hội nghị, chính phủ Lào và Campuchia đã đưa ra các tuyên bố về việc áp dụng quy tắc cho phép công dân tham gia kỳ tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức trong năm 1955 phù hợp với hiến pháp của mỗi nước, thông qua hình thức bỏ phiếu kín và với điều kiện tôn trọng quyền tự do cơ bản.
4. Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam, cấm các nước đưa quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt Nam. Hội nghị cũng ghi nhận các tuyên bố chung của chính phủ Lào và Campuchia về việc không yêu cầu viện trợ nước ngoài, cả thiết bị chiến tranh, nhân viên hay người hướng dẫn, trừ trường hợp yêu cầu được đưa ra vì mục đích phòng thủ lãnh thổ của họ.
5. Hội nghị ghi nhận những điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam: không thiết lập căn cứ quân sự mới tại vùng tập kết, mỗi bên có trách nhiệm canh chừng những khu vực tập kết của mình để đảm bảo không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào và không sử dụng khu tập kết vì mục đích tiếp tục chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách hiếu chiến. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Lào và Campuchia về việc không tham gia bất kì hiệp định nào với nước khác nếu hiệp định này bao gồm điều khoản phải tham gia liên minh quân sự trái với Hiến chương Liên hiệp quốc.
6. Hội nghị công nhận mục đích chính của hiệp định liên quan tới Việt Nam là để giải quyết vấn đề quân sự theo hướng chấm dứt xung đột và các bên không nên coi đường ranh giới quân sự là biên giới lãnh thổ hay chính trị. Hội nghị bày tỏ sự tin tưởng rằng việc thực hiện những điều khoản đề ra trong hiệp định đình chiến sẽ tạo cơ sở cho việc đạt được một giải pháp chính trị tại Việt Nam trong tương lai gần.
7. Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do.
8. Những điều khoản trong hiệp định đình chiến nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân và tài sản phải được tuân thủ một cách nghiêm túc và phải cho phép mỗi người dân Việt Nam được quyền tự do quyết định nơi họ sinh sống.
9. Các bên không được phép trả thù những cá nhân đã hợp tác với đối phương trong thời chiến cũng như gia đình của những người này.
10. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia theo yêu cầu của chính phủ những nước liên quan trong thời gian do các bên lựa chọn.
11. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về giải pháp khôi phục và củng cố hoà bình tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng sự tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước.
12. Trong quan hệ với Việt Nam, Lào, Campuchia, mỗi thành viên tham dự Hội nghị Genève sẽ tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
13. Các thành viên tham dự hội nghị đồng ý hỏi ý kiến nhau về bất kỳ vấn đề nào Uỷ ban Giám sát quốc tế đưa ra.
Thứ Tư
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thông tin Việt nam
Biên giới Hải đảo - Chuyên mục Đặc biệ
Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam
Tin thế giới
Các liên kết tài liệu tham khảo + VIDEO
- * Chiến dịch Mậu Thân 1968 Video
- * Chiến dịch Pleime – Tây Nguyên nhìn từ nước Mỹ
- * Hoàng Sa là của Việt nam * Video
- * Một kỷ niệm đi cùng năm tháng
- * Những hình ảnh bạn chưa biết về chiến tranh Việt nam Video
- * Phim tài liệu tiếng Việt- Việt nam Cuộc chiến tranh 10.000 ngày Video
- * Quê Hương Mến Yêu Website
- * Tay không bắt sống phi công Mỹ
- * Thanh Niên Cộng Sản Việt nam Website
- * Tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược chiến tranh Việt Nam thời kì Nixon Video
- * Tổng thống Bush bị ném giày ở Ỉack Video
- * Tội phạm Chiến tranh (viên tướng VNCH Nguyễn ngọc Loan) Video
Tham luận về Chủ nghĩa
- * HIỆP ĐỊNH PARI VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM 1973
- * ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM
- * CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN
- * CHÁNH CƯƠNG VẮN TẮT VÀ SÁCH LƯỢC VẮN TẮT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- * CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
- * CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA 1917
- * CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Ở VIỆT NAM
- * CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
- * BAO VÂY KINH TẾ
- * CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG
- * CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM LÔGIC
- * CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
- * CHỦ NGHĨA MAC - LÊNIN
- * CHỦ NGHĨA MAC
- * CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
- * CHỦ NGHĨA CHỦNG TỘC
- * CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
- * CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG
- * CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
- * Chính sách Tôn giáo
- * Chủ nghĩa Cộng Sản
0 nhận xét:
Đăng nhận xét