Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Hai

Trung Quốc trả giá cho gói kích cầu “khổng lồ”


Ảnh minh họa


Những chính sách kinh tế khổng lồ cần có sự ủng hộ của nguồn tài chính lớn. Gói kích thích kinh tế 4000 tỷ Nhân Dân Tệ (585 tỷ USD) của Trung Quốc được đánh giá là một trong những gói kích thích lớn trong bão tố khủng hoảng
Mặc dù kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi nhưng để đưa ra gói kích cầu lớn này, phía Trung Quốc đã phải trả giá những gì?
Trong năm tháng đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã chi ra cho con số các công trình công cộng tăng thêm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên thu nhập tài chính của nước này lại giảm 7% so với cùng kỳ năm 2008. Từ đó có thể thấy, con số thâm hụt ngân sách mà Chính phủ Trung Quốc dự đoán là 2,5% GDP đang ngày được thực hiện.


Từ các biểu hiện của kinh tế Trung Quốc có thể thấy, tính đến cuối năm ngoái, con số nợ của chính phủ Trung Quốc chiếm khoảng 18% GDP, càng khiến con số thâm hụt ngân sách trong năm nay và năm tới tăng lên.


Được biết, tính đến cuối tháng 9/2008, vốn vay nước ngoài của Trung Quốc đã lên tới 442 tỷ USD, tăng 18,3% so với cuối năm 2007. Theo Tân Hoa Xã, đặc biệt là khoản nợ ngắn hạn - các khoản vay đến hạn trong vòng chưa tới một năm - đã tăng một cách nhanh chóng. Các khoản vay trung và dài hạn cũng tăng hơn mức 5,5% lên 162 tỉ USD.


Có thể một vài con số không thể nói hết được tình cảnh của cả một nền kinh tế, nhưng gói kích cầu kinh tế lên đến 4000 tỷ NDT, chiếm 16,5% GDP của chính phủ Trung Quốc đã khiến thâm hụt ngân sách của nước này tăng vọt.


Kể từ cuối năm ngoái, khi Chính phủ Trung Quốc công bố con số kích cầu khổng lồ này, các chính quyền địa phương cũng bắt đầu bận rộn với những dự án tài trợ của Chính phủ.


Tuy nhiên, bất chấp tốc độ tăng trưởng vốn vay nước ngoài cao như vậy, nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này vẫn duy trì vị thế để chi trả các khoản nợ và vẫn đang giữ mức dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới. Theo số liệu mới nhất, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã xấp xỉ 2000 tỷ USD tính đến cuối tháng 9/2008.




Hải Hà (News.163


Ảnh minh họa
Trung Quốc vẫn chưa phải là nước giàu?
Sự trỗi dậy của Trung Quốc mang đến một sức mạnh mới cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng đi kèm với nó là sự phân cách giàu nghèo ở xã hội Trung Quốc lại quá rõ ràng.
Trong cuộc xếp loại của 500 doanh nghiệp trên thế giới củachí Fortune, Trung Quốc có 43 doanh nghiệp hàng đầu (trong đó có 34 doanh nghiệp của Trung Quốc đại lục), tăng 8 doanh nghiệp so với năm ngoái. Trong bảng xếp hạng đứng đầu vẫn là Mỹ với 140 doanh nghiệp, Nhật Bản có 68 doanh nghiệp. Từ góc độ vĩ mô, hiện tại ba thể chế kinh tế hàng đầu thế giới có thể là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong đó kinh tế Mỹ gấp ba lần kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc, còn kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản vẫn tương tự nhau.

Nếu xét về tình hình thị trường bất động sản, trải qua 10 năm, giá nhà đất tại thị trường Trung Quốc hiện không thấp hơn là bao so với giá nhà đất tại New York và Los Angeles. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, sự giàu có của một quốc gia chẳng qua cũng là những dao động của thị trường bất động sản. Đứng từ góc độ này có thể nhận xét, tổng tài sản quốc dân của Trung Quốc dường như đã xấp xỉ với nước giàu có nhất - đó là nước Mỹ. Nhưng xét một cách rộng hơn có thể thấy, các tài sản của Trung Quốc vẫn tồn tại khả năng bong bóng là rất lớn.

Hiện tại tổng mức thu nhập quốc nội (GDP) của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 của Mỹ, nếu xét theo con số này các chi phí xã hội của Trung Quốc cũng phải bằng 1/3 của Mỹ thì mới hợp lý. Nhưng từ những phản ứng của thị trường lại không được như vậy, điều này có thể cho thấy rằng những tài sản thực của Trung Quốc đã được đánh giá quá cao. Có thể lấy ví dụ, Ngân hàng Công thương Trung Quốc được đánh giá là một trong những ngân hàng có giá trị cổ phiếu cao nhất trên thị trường. Nhưng nếu so sánh với các đại gia như HSBC, Citigroup, thì ngân hàng này của Trung Quốc vẫn có một khoảng cách rất lớn. Nguyên nhân vì sao? Bởi ngành ngân hàng của Trung Quốc không có nhiều tiền như Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải.

Tuy nhiên, vấn đề về kinh tế của kinh tế Trung Quốc có thể còn nghiêm trọng và phức tạp hơn của kinh tế Nhật vào những năm 80 thế kỷ trước.

Mặc dù khả năng khống chế nền kinh tế của Chính phủ Nhật là rất lớn nhưng Nhật Bản cũng không có nhiều doanh nghiệp nhà nước, khoảng cách giàu - nghèo của Nhật Bản vẫn là khá nhỏ. Vì vậy các tài sản quốc gia của Nhật Bản đều được phân tán trong tay các doanh nghiệp tư nhân. Trong khi tình hình của Trung Quốc hoàn toàn ngược lại, xét trong danh sách 500 doanh nghiệp được xếp hạng có thể thấy sự giàu có của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào tay các doanh nghiệp nhà nước, khiến sự phân chia tài sản tại Trung Quốc cũng không đồng đều.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã từng xếp Trung Quốc vào cùng nhóm với những nước có thu nhập trung bình thấp cùng với Bolivia, Ấn Độ và Syria. Nếu lấy các con số thống kê của Ngân hàng Thế giới trong năm 2007, Trung Quốc được phân loại thành nước có mức thu nhập tương đối thấp vào khoảng từ 935 USD đến 3705 USD. Theo các số liệu của Liên Hợp Quốc thì ngoài Nhật Bản, các nước thành viên của châu Á đếu là các nước đang phát triển. Cũng theo các tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển.

Có thể đưa ra kết luận rằng, sự giàu có của Trung Quốc đều nằm trong tay của Chính phủ. Tại sao từ góc độ tài sản có thể khẳng định Trung Quốc là một nước giàu nhưng thực tế điều này lại vẫn còn nhiều hoài nghi? Có thể vì Trung Quốc là một “nước giàu” nhưng người Trung Quốc không phải là “người giàu”.



Hải Hà ( lược dịch theo Ce




Phương Tây: kinh tế Trung Quốc còn kém xa BRIC
Sau khi phiên họp của các nước BRIC diễn ra, giới truyền thông phương Tây bắt đầu phân vân rằng, Trung Quốc với vị thế là một nền kinh tế mới nổi liệu đã thực sự lớn mạnh.
Thời gian gần đây, Phương Tây liên tục coi Trung Quốc và một số nền kinh tế đang phát triển khác là các “thị trường mới nổi”, còn những nền kinh tế phát triển là các nền kinh tế “trưởng thành”. Nhưng thực tế những nền kinh tế mới nổi này vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa hoàn thiện, chưa kiện toàn cũng như chưa cân bằng. Trên thực tế, với các thị trường mới nổi, thể chế pháp luật, cơ cấu kinh tế cũng như hệ thống xã hội vẫn còn kém khá xa so các thể chế kinh tế “trưởng thành”. Mặc dù vậy, các nước Phương Tây vẫn coi nền kinh tế mới nổi là những thị trường cung ứng nguyên liệu chính cho họ.

Có thể thấy, trong mắt các nước Phương Tây liên minh nhóm bốn nước BRIC chỉ là bước đệm thêm cho sự thịnh vượng của họ. Sự tồn tại của nhóm BRIC mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của các nước Phương Tây.

Giới truyền thông Phương Tây đã phân tích, đối với các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, khi bão tố khủng hoảng đi qua, họ vẫn luôn đặt mục tiêu cho tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8%. Trong các chiến lược của mình, Trung Quốc luôn muốn mua lại toàn bộ tài sản cũng như tài nguyên của các nước khác. Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, các thử nghiệm trong việc thu mua tài sản nước ngoài của các công ty Trung Quốc đã bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm và những chính sách non kém của mình. Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục muốn tận dụng cơ hội “khủng hoảng tài chính”, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để thúc đẩy vị thế của mình trên trường kinh tế thế giới. Trung Quốc thậm chí còn ôm tham vọng đưa đồng Nhân Dân Tệ thay thế đồng USD để trở thành đơn vị tiền tệ dự trữ quốc tế đầy toàn năng. Trung Quốc cũng liên tục cho rằng đồng USD đang mất giá nhằm gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư. Tuy vậy, gần đây việc Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài liên tục phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong các thương vụ với nước ngoài, Trung Quốc luôn có những “ý đồ chiến lược’ khiến các doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy bất an.

Suy cho cùng Trung Quốc vẫn là một "quốc gia mới nổi" vẫn còn suy yếu và mang nhiều “bậnh tật” cũng như hệ lụy từ bão tố khủng hoảng. Về thực tế kinh tế Trung Quốc chưa đủ lực để có thể gánh vác trọng trách về đứng đầu thế giới trong tất cả các lĩnh vực như thể chất, thể lực và khả năng. Các vấn đề này đối với Trung Quốc không phải là nhỏ, mà để thoát khỏi nó cần có một quá trình dài. Khoảng cách về kinh tế của Trung Quốc và các nước BRIC vẫn còn khá xa, và một chặng đường dài để đi.

Hải Hà (Theo Ce.cn



Ảnh minh họa
Trung Quốc - “án” lạm phát đến sớm hơn Mỹ?
“Trung Quốc là năm tới, Mỹ là năm 2010 cùng xuất hiện tình trạng lạm phát”.
“Vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm nay, trong phiên họp của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, sự điều chỉnh các chính sách sẽ là rất lớn nhưng tác dụng của nó là không nhiều”.

Lời nhận định trên được đưa ra bởi Tổng công ty Đầu tư Quốc tế Trung Quốc (CICC) hôm thứ bảy tuần trước.

Theo nhận định của CICC, do lượng tiền bơm ra ồ ạt của giới ngân hàng khiến cho giá cả hàng hóa của các nước trên thế giới tăng vọt so với dự đoán, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến con số lạm phát của kinh tế xuất hiện. Theo dự đoán lạm phát sẽ “gõ cửa” kinh tế Trung Quốc sớm hơn so với kinh tế Mỹ

Phía công ty CICC cũng đưa ra nhận định rằng, hiện tại, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn phục hồi, nhưng lạm phát vẫn xuất hiện trước so với kinh tế Mỹ.

Năm 2010, theo dự đoán, thị trường chứng khoán cũng như thị trường nhà đất của Trung Quốc có chiều hướng dịu xuống, giá thị trường vốn sẽ phục hồi nhanh chóng, nhưng điều này cũng dẫn các chuyên gia phân tích đến một nỗi lo mới về lạm phát. Lạm phát sẽ là một áp lực mới đối với kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc và một số quốc gia phát triển khác sẽ đối mặt với lạm phát sớm hơn của kinh tế Mỹ.

Theo nhận định của các chuyên gia, đối với Trung Quốc và một số nước phát triển khác, lạm phát được thể hiện bởi sự biến đổi của giá cả hàng hóa. Từ năm nay, giá lương thực và giá một số hàng hóa khác đều tăng mạnh trên thị trường quốc tế. Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Trung Quốc tăng 34%, của Ấn Độ tăng là 45% và của Mỹ là 10%.

Có thể nói tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay có thẻ đạt được mục tiêu là 8%, nhưng kinh tế Trung Quốc không tăng trưởng mạnh được như trước đây, vì vậy những hệ lụy từ lạm phát sẽ nhanh chóng xuất hiện.

Hải Hà (Ce.cn


Ảnh minh họa
Bong bóng thị trường nhà đất tại Bắc Kinh
Theo tờ tin tức Trung Quốc (China Daily), giá nhà đất tại Bắc Kinh đang trong thời kỳ khó khăn để duy trì tỷ lệ tăng giá.
Trong vòng một tuần vừa qua giá nhà đất tại trung tâm thành phố Bắc Kinh đã tăng vọt 6,5%.

Theo báo cáo của một công ty môi giới nhà đất tại Bắc Kinh, nhu cầu về nhà đất tại một số khu vực ở Bắc Kinh đã tăng gấp 4 lần so với lượng cung ứng.

Còn theo một công ty môi giới nhà đất khác, trước đây họ tuyên bố giá nhà đất sẽ tăng theo chu kỳ hàng tháng, còn thời gian gần đây giá nhà đất đang biến đổi từng ngày.

Công chứng khoán thượng Hải SOHO thể hiện rõ sự lo lắng khi giá nhà đất tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Nếu tình cảnh này tiếp tục xảy ra thị trường nhà đất của Trung Quốc chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng bong bóng – các chuyên gia Trung Quốc khẳng định.

Theo nhận định, tại một vài thành phố khác của Trung Quốc cũng xuất hiện tình trạng bóng bóng nhà đất như ở Bắc Kinh, những người đứng đầu ngành này tại Bắc Kinh lo lắng rằng, thị trường nhà đất trong tương lai sẽ bị ế ẩm nặng.

Trích dẫn lời tổng thư ký hiệp hội bất động sản Bắc Kinh cho biết, chúng tôi lo lắng một điều, thị trường bất động sản liệu có tạo ra hiện tượng bong bóng mới hay không. Nhưng mặc dù hiện tượng giá nhà đất tăng lên đối với nhiều người có ý ngĩa quan trọng nhưng khả năng những rủi ro từ bong bóng là hoàn toàn xảy ra.



Hải Hà (WS,.)

Ảnh minh họa
Khôi phục kinh tế Trung Quốc: tiềm ẩn những nguy hiểm
- Trong những tháng gần đây kinh tế Trung Quốc đã có những chuyển biến tốt đẹp, có thể nói chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, tác dụng từ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Trung Quốc được thể hiện rõ đó là: ngành công nghiệp sản xuất dần phục hồi, thị trường tín dụng cũng như thị trường xuất khẩu đang trên đà tăng trở lại. Những thách thức tiếp theo của Chính phủ Trung Quốc đó là làm thế nào để có thể duy trì được mức tăng trưởng kinh tế của hiện tại, làm thế nào để khống chế được những vấn đề có thể sẽ tái diễn, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào các chính sách bơm tiền từ Chính phủ.

Đối với vấn đề của khủng hoảng tài chính, làm thế nào để có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế là một vấn đề quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc. Trong cuộc suy thoái kinh tế nặng nề nhất sau 30 năm này, dự đoán tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển đều là con số âm, vì vậy mà những “điểm sáng” từ kinh tế Trung Quốc là điều rất “ít gặp”. Tất cả những gì mà phía Trung Quốc cần phải làm đó là khôi phục ngành xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, tránh xuất hiện tình trạng bong bóng với thị trường nhà đất.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Trung Quốc sẽ là một trong những nước dẫn đầu kinh tế toàn cầu trong quá trình khôi phục.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, cùng với chính sách thắt chặt chi tiêu, tăng cường tiết kiệm của người dân Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển ngày càng có nhiều cơ hội trở thành những động lực mới cho quá trình phát triển của kinh tế toàn cầu.

Các chuyên gia phân tích còn dự đoán, trong quý II/2009, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng kinh tế 8%, tăng nhanh hơn mức 6,1% của hồi quý I/2009.

Tuy nhiên, những chính sách kinh tế hiện tại của Chính phủ Trung Quốc cũng tồn tại những nguy hiểm. Với một lượng tiền lớn được bơm ồ ạt vào nền kinh tế Trung Quốc, có thể sẽ được đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, khiến cho những bong bóng mới không ngừng xuất hiện. Nếu như Chính phủ Trung Quốc xuất hiện những sai lầm và hạn chế sẽ càng tăng thêm áp lực cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như các chính sách công cộng của Chính phủ. Ngoài ra, cùng với nền kinh tế chỉ thúc đẩy đầu tư từ Chính phủ và sự phụ thuộc vào thị trường tín dụng có thể sẽ khiến cho các chính sách kinh tế của Trung Quốc nhanh chóng gây biến động xấu đối với niềm tin của thị trường đang dần phục hồi như hiện nay.



Hải Hà (WSJ)


Ảnh minh họa
Bốn vấn nạn cho kinh tế Trung Quốc
Theo nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, bốn vấn nạn lớn cho nền kinh tế nước này đó là: không bền vững, không ổn định, không cân bằng và không chắc chắn.
Theo các số liệu được công bố mới nhất bởi cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, hiện tại bốn nhân tố này với kinh tế Trung Quốc đang không ngừng gia tăng. Hơn nữa những khó khăn và thách thức cho kinh tế Trung Quốc trong tiến trình phát triển cũng đang tăng "đột biến".
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, bốn vấn đề với kinh tế Trung Quốc đó là: cơ sở của nền kinh tế quốc dân không bền vững, mức tăng trưởng kinh tế không ổn định, cơ cấu tăng trưởng kinh tế không cân bằng và quá trình tăng trưởng kinh tế không chắc chắn.
Theo nhận định của các chuyên gia kin tế Trung Quốc, nền tảng của nền kinh tế không bền vững có nghĩa là sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc không thể không phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, các sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa mà cũng cần dựa vào những diễn biến khả quan hơn của kinh tế toàn cầu.
Nhân tố không bền vững với kinh tế Trung Quốc theo nhận định của các chuyên gia đó là: do nền kinh tế nước này với tỷ lệ thất nghiệp khá cao, thu nhập của người dân không được nâng cao, về mức tiêu thụ trong tương lai - đặc biệt là mức tiêu thụ của nông dân không được cải thiện.
Nói về nhân tố bất cân bằng trong nền kinh tế, có thể nói các hạng mục sản xuất của Trung Quốc hiện chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, đặc biệt là động lực của lĩnh vực đầu tư. Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc được nhận định là nên sự mở rộng và xuất khẩu sang các thị trường của nước khác nữa.
Về nhân tốc không chắc chắn, có thể nói với kinh tế Trung Quốc, các hạng mục đầu tư hay các khoản cho vay chủ yếu hướng vào thị trường bất động sản và chứng khoán, trong khi những thực lực của nền kinh tế là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không nhận được những tác động như vậy, với sự phát triển kinh tế như hiện nay có thể gây ra hiện tượng bong bóng nền tài chính.



Hải Hà (China5e


Ảnh minh họa
Trung Quốc: “họa vô đơn chí” từ khủng hoảng
Gần đây, trong vòng 10 ngày Mỹ đã đưa ra ba lệnh điều tra về bán phá giá với các mặt hàng thép của Trung Quốc.
Có thể nói, hành động này của phía Mỹ đã nhận được rất nhiều sự chú ý. Hồi tháng 11/2006, Mỹ đã hai lần tiến hành điều tra về bán phá giá đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc.

Phía Trung Quốc nhận định, trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính, một số nước đã không tìm ra được các chính sách kinh tế điều trị tận gốc, mà lại hướng sự chú ý vào các chính sách bảo hộ thương mại. Với kinh tế Mỹ, thời gian gần đây, nước này liên tục hạn chế các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, và tăng cương gây áp lực về các chính sách dầu mỏ, cũng như kim loại của Trung Quốc,…

Khủng hoảng tài chính nổ ra, khiến các nền kinh tế đều bị tổn thương mạnh, đặc biệt là hệ thống tài chính toàn cầu rơi thực sự vào hỗn loạn. Theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, năm nay thương mại toàn cầu sẽ giảm 11%, mức tăng trưởng kinh tế âm xuất hiện lần đầu tiên sau 27 năm qua. Tạp chí “Kinh tế” của Thụy Điển nhận định, “Chúng ta không dám tưởng tưởng đến các vụ va chạm thương mại mà hệ lụy là do khủng hoảng tài chính mang lại, nhưng ngày tận thế của Thế giới sẽ là một ngày như vậy”.

Thời báo này còn nhận định, bảo hộ thương mại chính là một trong những lý do khiến cho kinh tế toàn cầu giảm mạnh. Có phương tiện truyền thông thậm chí còn khẳng định, bảo hộ thương mại đang là liều “thuốc độc” giết chết nền kinh tế toàn cầu.

Phía Trung Quốc còn khẳng định, có thể các nước phát triển vẫn chưa nhận thức được tác dụng ngược của chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Nhìn lại cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của thế kỷ trước, một loạt các quốc gia đã tiến hành hành động “báo thù” đối với kinh tế Mỹ. Trong bối cảnh của hiện tại, khi chủ nghĩa bảo hộ xuất hiện, các quốc gia phát triển đã không có tín hiệu phản đối mà còn có tín hiệu yêu cầu để chủ nghĩa bảo hộ được tiến hành đến phút cuối cùng. Hiện tượng này khiến cho các va chạm thương mại của các nước liên tục diễn ra.

“Ở đâu có đơn đặt hàng, ở đó lại có các cuộc va chạm thương mại”, điều này không còn gì là lạ lẫm. Trung Quốc nền kinh tế luôn tự coi mình là lớn thứ ba thế giới và là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, đã từng tuyên bố sẽ chủ định đối mặt với rào cản thương mại.



Hải Hà (Theo Ce.cn



Ảnh minh họa
Kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng báo động!
“Thời báo Tài chính Anh” hôm 30/7 có đăng một bài viết, nhận định về những mối lo ngại đối với kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu xuất hiện.
Từ những biểu hiện hiện tại có thể thấy, Trung Quốc đang dẫn đầu kinh tế toàn cầu trong quá trình phục hồi. Từ cuối năm 2008, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã dừng lại, nhưng từ mùa xuân năm 2009 lại bắt đầu tăng trưởng.

Theo ước tính từ quý hai năm nay, Trung Quốc đã từng bước điều chỉnh được mức lạm phát của nền kinh tế và đã cống hiến cho sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu 2% số điểm.

Cùng với sự suy yếu của kinh tế toàn cầu đã giảm bớt, mức tăng GDP của Trung Quốc cũng lần tiên tăng nhẹ từ mùa hè năm ngoái. Đây là tin tốt. Những tin xấu đó là tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn phải trả cái giá khá cao. Do nỗi lo lắng về sự rạn nứt của nền kinh tế trong thời gian gần đây, Chính phủ Trung Quốc trong việc chế định các chính sách kinh tế vĩ mô đã chọn chiến lược “vì số lượng” thay cho chiến lược “vì chất lượng”, trong đó chủ chốt nhất chính là các khoản cho vay của giới ngân hàng khi đầu tư vào các cơ sở hạ tầng dần tăng lên.

Về góc độ này, tại một nước đang phát triển như Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều cực đoan. Trong gói kích thích kinh tế 4000 tỷ Nhân Dân Tệ, những khoản chi cho cơ sở hạ tần của Trung Quốc chiếm 72%. Chính phủ Trung Quốc thúc các ngân hàng đưa ra các khoản cho vay để kích thích kinh tế và các ngân hàng đã thực hiện theo. Từ nửa đầu năm nay, các khoản cho vay mới của giới ngân hàng Trung Quốc đã tăng thêm 7400 tỷ NDT, tăng gần gấp ba lần con số này của đầu năm 2008, đây cũng là con số các khoản cho vay được tung ra mạnh nhất trong vòng nửa năm qua của Chính phủ Trung Quốc.

Với những chính sách kích thích kinh tế như vậy, từ cuối năm 2008 đầu năm 2009, tình trạng kinh tế Trung Quốc biến đổi vô cùng tồi tệ. Do các nền kinh tế phát triển rơi vào tình trạng suy thoái, nhu cầu giảm sút, vũ khí tăng trưởng với nền kinh tế Trung Quốc là xuất khẩu bị “phá vỡ”. Chính phủ Trung Quốc một lần nữa hạ quyết tâm khôi phục mức tăng trưởng kinh tế. Nhưng những chính sách “vội vã” không thể khiến kinh tế Trung Quốc tránh được những hậu quả nguy hiểm. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hai năm trước đã ra lời cảnh báo rằng, kinh tế Trung Quốc đang biến đổi theo chiều hướng ngày càng bất ổn định, không cân bằng và không thể bảo toàn. Trước lời cảnh báo này, Chính phủ Trung Quốc không có biện pháp ứng phó mà chỉ là những chính sách điều chỉnh chi tiêu, kích thích tiêu thụ. Nền kinh tế Trung Quốc với tham vọng kích thích tăng trưởng đã bị lóa mắt bởi sự phồn vinh của thể chế kinh tế lớn thế giới. Năm 2007 đầu tư và xuất khẩu đã chiếm 80% trong thể chế kinh tế Trung Quốc. Ngày này, đối mặt với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, gói kích cầu đồ sộ của Trung Quốc đã ngắm trúng vào một ngành “không hề cần bằng”.

Những chính sách kinh tế hiện tại của Chính phủ Trung Quốc cũng tồn tại những nguy hiểm. Với một lượng tiền lớn được bơm ồ ạt vào nền kinh tế Trung Quốc, có thể sẽ được đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, khiến cho những bong bóng mới không ngừng xuất hiện. Nếu như Chính phủ Trung Quốc xuất hiện những sai lầm và hạn chế sẽ càng tăng thêm áp lực cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như các chính sách công cộng của Chính phủ. Ngoài ra, cùng với nền kinh tế chỉ thúc đẩy đầu tư từ Chính phủ và sự phụ thuộc vào thị trường tín dụng có thể sẽ khiến cho các chính sách kinh tế của Trung Quốc nhanh chóng gây biến động xấu đối với niềm tin của thị trường đang dần phục hồi như hiện nay.

Đây cũng chính là vấn đề của bất kỳ một nền kinh tế không bền vững nào. Trung Quốc cần phải thông qua tăng trưởng kinh tế trong nước, đặc biệt là kích thích tiêu thụ tại thị trường nội địa, như vậy mới có thể giải quyết thỏa đáng cho vấn đề nền kinh tế lúc này. Với các chính sách kinh tế vĩ mô bị thất bại, từ góc độ rộng hơn có thể thấy đây cũng chính là nguyên nhân khiến kinh tế toàn cầu suy thoái từ năm 2008 đến 2009.



Ngọc Sơn (Ce.cn



Trung Quốc không hạn chế đầu tư nước ngoài vào bất động sản
Bộ Thương mại Trung Quốc vừa tuyên bố hiện không có bất cứ "hạn chế đặc biệt" nào để giới hạn nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào bất động sản nước này.
Ông Sun Peng, Phó giám đốc Cục Quản lý Đầu tư nước ngoài của Bộ Thương mại Trung Quốc, và các cơ quan chính phủ khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng đối với vấn đề dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Trung Quốc giảm trong nửa đầu năm nay 2009, và cho biết hiện chính phủ Trung Quốc đang thực hiện điều tra nghiên cứu về vấn đề này.
Trung Quốc cho biết nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nước này trong nửa đầu năm nay đã giảm tới 17,9% so với năm ngoái xuống còn 43 tỉ USD do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ông Sun cho biết: "Nếu nền kinh tế hồi phục trong nửa cuối năm tới, tốc độ sụt giảm đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ chững lại."
Hồi tháng 3/2009, theo cơ quan đánh giá tín dụng Standard & Poors, do những thách thức nảy sinh từ biến động thị trường, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường bất động sản của Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ “nợ nần chồng chất” và phá sản, thậm chí ngay cả những quốc gia có bề dầy về phát triển bất động sản cũng đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Các số liệu liên quan cho thấy, trong tháng 1 đầu năm 2009, giá nhà đất tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm liên tiếp trong tháng 2 và tháng 3 tiếp theo.

Tuy nhiên, giá nhà mới xây ở 36 thành phố lớn và vừa ở Trung Quốc tăng 6,3% vào tháng 6 so với hồi đầu năm 2009 do vay ngân hàng tăng gấp 3 lần.

Ngày 21/7, theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, mức giá trung bình tăng lên 959USD/m2. Cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc cho biết giá nhà mới trong tháng 6 đã tăng 1,1% từ tháng 5 vừa qua. Thị trường bất động sản Trung Quốc đang phục hồi và giá cả có thể tiếp tục tăng trong quý III.

Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, doanh thu nhà đất trong nước hồi tháng 6 tăng 32% (tính theo diện tích sàn) và tăng 53% (tính theo trị giá) so với đầu năm 2009. Cơ quan này cho hay đầu tư phát triển bất động sản trong 6 tháng đầu năm tăng 9,9%.

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu bất động sản của Vanke, công ty bất động sản niêm yết lớn nhất Trung Quốc, tăng 28%, còn Poly Real Estate tăng 168%.



Phương Anh (Theo THX)

Ảnh minh họa
5 vấn nạn cho kinh tế Trung Quốc trong năm 2009
Đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính “trăm năm có một”, Trung Quốc một nền kinh tế được coi là an toàn nhất khi cơn bão đi qua nhưng nước này cũng không thể tránh khỏi tình trạng chao đảo.
Và những rủi ro lớn nhất cho kinh tế Trung Quốc được thể hiện ở 5 mặt lớn sau đây:

Vấn đề thứ nhất, khủng hoảng tài chính làm lộ rõ vấn đề mất cân bằng về kết cấu kinh tế của Trung Quốc.

Mức chi phí thấp của kinh tế Trung Quốc trong một thời gian dài đã khiến cho nền kinh tế nước này phát triển mạnh dựa trên quan hệ thương mại quốc tế và đầu tư thương mại, khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế đã truyền dẫn sang nền kinh tế trong nước của Trung Quốc. Nhưng thời gian gần đây, kinh tế Trung Quốc với mức sản xuất mạnh nhưng chi phí không đủ đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Mức tiêu dùng toàn dân của các nước phát triển là khoảng 78% trong khi con số này tại Trung Quốc đã giảm xuống 38%. Từ ý nghĩa này, với gói kích cầu 4000 tỷ Nhân Dân Tệ của Chính phủ Trung Quốc chỉ có thể giải quyết được vấn đề trước mắt là tốc độ tăng trưởng kinh tế đang giảm xuống, chứ không thể giải quyết được tận gốc vấn đề là sự mất cân bằng của cơ cấu kinh tế. Ngược lại, các vấn đề phát sinh từ việc đầu tư quá mức của cơ cấu kinh tế Trung Quốc phải từ 3 đến 5 năm nữa mới nhìn thấy được.

Vấn đề thứ hai, chính sách tiền tệ nới lỏng về số lượng trước mắt cung mang lại những tác động có giới hạn cho nền kinh tế Trung Quốc.

Để ứng phó với tác nhân khiến cho nền kinh tế đi xuống là khủng hoảng, cục quản ký tiền tệ Trung Quốc từ nửa đầu năm 2008 đã “quay ngoắt 180 độ” từ chính sách tiền tệ bó hẹp chuyển sang chính sách nới lỏng về số lượng.

Hiện tại, tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng về số lượng không thực sự mang lại “tia sáng” cho nền kinh tế Trung Quốc. Bởi:

Thứ nhất, vấn đề khiến kinh tế Trung Quốc suy yếu không phải là nằm ở chỗ thiếu các phương thức thanh toán linh động, cho đến nay các khoản tiền gửi ở ngân hàng Trung Quốc vẫn lên đến 4000 tỷ NDT. Vấn đề chủ yếu tồn tại của kinh tế Trung Quốc là nằm ở việc xem xét những cảnh giác đối với khủng hoảng, cần phải có thái độ thận trọng đối với các khoản tiền gửi của các ngân hàng vừa và nhỏ. Hơn nữa, từ góc độ tiêu dùng của người dân, hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc không hoàn thiện khiến cho mức tiêu dùng của người dân cũng cần thận trọng hơn.

Vấn đề thứ ba, tính chất khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc và của các nền kinh tế châu Âu và Mỹ là không giống nhau. Khủng hoảng nổ ra, kinh tế Trung Quốc phản ánh rõ tính chất là khủng hoảng của thể chế kinh tế dẫn đến khủng hoảng của hệ thống tiền tệ, do vậy mà sự nguy hiểm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bắt nguồn từ phố Wall, khủng hoảng tài chính như một căn bệnh dịch lan truyền đến mọi ngóc ngách nền kinh tế, và từng bước gây ảnh hưởng mạnh đến thể chế tài chính - đây chính là vòng tuần hoàn khủng hoảng của Mỹ và các nước nước Phương Tây. Nhưng hướng khủng hoảng với kinh tế Trung Quốc lại ngược lại.

Mặc dù các công ty của Trung Quốc (bao gồm các công ty đầu tư) cũng chịu những tổn thất nặng nề khi đầu tư tại Mỹ, nhưng về cơ bản họ chưa thể làm lung lay được sự an toàn trong hệ thống tài chính Trung Quốc. Hệ thống tài chính Trung Quốc hoàn toàn bị nhu cầu từ thị trường nước ngoài “im hơi lặng tiếng” mà chịu tác động mạnh.

Vấn đề thứ tư, hiệu quả của gói kích cầu 4000 tỷ Nhân Dân Tệ vẫn còn hạn chế.

Trước hết, quy mô đầu tư dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi vấn đề tham nhũng, từ đó có thể khiến cho hiệu quả của việc đầu tư giảm xuống. Nhiều người dân Trung Quốc cũng bắt đầu quan ngại rằng quá trình phân phối gói kích cầu 4000 tỷ NDT của Chính phủ sẽ làm thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước vì nạn tham nhũng.

Hơn nữa, từ gói kích cầu 4000 tỷ NDT của Chính phủ Trung Quốc lại đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng, trong đó 2000 tỷ Nhân Dân Tệ đầu tư vào hệ thống đường sắt mà không chú trọng vào đầu tư kích thích tiều dùng của người dân. Khiến cho hiệu quả từ gói kích cầu của Chính phủ cũng bị hạn chế.

Vấn đề thứ năm, khủng hoảng khiến lượng lớn vốn nước ngoài rút lui khỏi Trung Quốc, khiến tiến trình phục hồi thêm dài….

Việc đồng Nhân Dân Tệ mất giá hơn so với dự đoán cũng như tình cảnh xuất khẩu ảm đạm khiến cho các công ty trong nước rơi vào tình cảnh bi đát cũng là nguyên nhân làm cho rủi ro với các nguồn vốn nước ngoài đổ vào Trung Quốc tăng lên. Việc nguồn vốn đầu tư của các công ty nước ngoài đổ vào Trung Quốc giảm xuống cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho các cơ quan quản lý tiền tệ của Trung Quốc trong tương lai.

Nguồn tin
Hải Hà ( dịch)



Ảnh minh họa
WTO điều tra lệnh cấm nhập khẩu thịt gia cầm Trung Quốc của Mỹ
- Hôm qua (31/7), Tổ chức thương mại thế giới WTO chính thức quyết định lập tổ chuyên gia, điều tra và xem xét việc Mỹ hạn chế nhập khẩu thịt gia cầm từ Trung Quốc có vi phạm quy tắc của WTO hay không.
Cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại của WTO đã đưa ra quyết định trên theo yêu cầu của đoàn đại biểu Trung Quốc trong cuộc họp của ngày hôm qua. Đoàn đại biểu Trung Quốc cho biết, từ năm 2007, Mỹ đã thông qua luật biểu quyết ngân sách theo năm và một các có biện pháp có liên quan, hoàn toàn cấm nhập khẩu thịt gia cầm của Trung Quốc. Biện pháp đơn phương này đã vi phạm nghiêm trọng các quy tắc có liên quan của WTO như “Thỏa thuận thương mại và thuế quan”, “Thỏa thuận nông nghiệp”. Hành động này cũng cản trở cho việc triển khai buôn bán thịt gia cầm Trung – Mỹ, gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất thịt gia cầm, là một biện pháp mang màu sắc của chủ nghĩa bảo hộ thương mại điển hình. Chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc kiên quyết phản đối.

Theo tuyên bố của đoàn đại biểu Trung Quốc, phía Trung Quốc hy vọng tổ chuyên gia của WTO xử lý hồ sơ một cách công bằng, minh bạch, bảo vệ sự phát triển bình thường thương mại quốc tế. Trung Quốc quyết tâm vận dụng quy tắc của WTO, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất thịt gia cầm Trung Quốc cạnh tranh công bằng trên thị trường.

Hôm 20/7, đoàn đại biểu Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu lập tổ chuyên gia tới WTO, nhưng đã vấp phải sự từ chối của đoàn đại biểu Mỹ. Theo trình tự giải quyết tranh chấp của WTO, khi đưa ra lời yêu cầu tương tự như vậy lần thứ hai, phía bị cáo không được phép từ chối.

Tổ chuyên gia của WTO do 3 -5 thành viên thành lập, người được tuyển chọn do Cơ quan giải quyết tranh chấp và phía đương sự thỏa thuận xác định. Nếu không thể đạt được nhất trí chung, Tổng giám đốc WTO sẽ trực tiếp tham gia. Thời gian làm việc của tổ chuyên gia này sẽ khoảng 45 ngày, thời gian xử lý tranh chấp và công bố báo cáo xem xét cuối cùng là trên 6 tháng.


Thu Hà (ce.cn)




Ảnh minh họa
Những suy nghĩ của Ấn Độ về Trung Quốc trên biển Đông.
Ngày 30/7, tờ thời báo Hindustantimes của Ấn Độ đã đăng một bài phân tích của ông G.D. Bakshi - một nhà phân tích quân sự, nguyên thiếu tướng của quân đội Ấn Độ - cảnh báo cuối năm 2009, Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn mà mục đích có thể nhằm vào khu vực biển Đông.
Cuối năm 2009, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận trên quy mô lớn nhất mang tên “Kuayue” (Bước tiến mới) kể từ 20 năm trở lại đây. Theo thông tin đã đưa, cuộc tập trận này sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng với sự tham gia của 60.000 phương tiện chiến đấu các loại và được thực hiện trên thao trường rộng khoảng 50.000 km2.

Kể từ 20 năm trở lại đây, quân đội Trung Quốc đã luôn tổ chức nhiều các cuộc diễn tập quy mô lớn thường niên, nhằm mô phỏng cuộc tấn công nhằm vào Đài Loan.

Nhưng so với trước đó, diễn tập Kuayue - 2009 lần này sẽ có những điều mới mẻ và ồ ạt, bước thay đổi lớn đó của cuộc diễn tập chính là sẽ không mô phỏng một cuộc tấn công đổ bộ nhằm vào Đài Loan mà thay vào đó là khu vực biển Đông.

Theo như tờ “HindustanTimes” đã đưa thì năm 2008, Trung Quốc đã cảnh báo Tập đoàn Dầu khí Quốc doanh (ONGC) của Ấn Độ không được thực hiện các hoạt động khảo sát thăm dò dầu khí ở khu mỏ dầu Dai Hong (Đại Hùng) của Việt Nam. Có thể “mục tiêu” của Trung Quốc là nhằm vào việc tranh giành quần đảo Trường Sa và những khu vực thăm dò dầu khí trên biển Đông.

Theo như quan điểm của Đặng Tiểu Bình là “Giấu mình chờ thời cơ”. Theo tinh thần đó, Trung Quốc đang gia sức tăng cường tiềm lực quân sự và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

Năm 2007, Trung Quốc đã thực hiện một phi vụ phóng thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, điều này đã gây nên những xôn xao dư luận thế giới. Trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Hải quân (23-25/4/2009) vừa qua, Trung Quốc đã thể hiện sức mạnh có thể bao trùm cả thế giới. Trong tháng 11/2009 tới đây, lực lượng Không quân Trung Quốc cũng sẽ thực hiện những hoạt động phô trương sức mạnh tương tự như vậy.

Trong thập kỷ qua, sau khi Quốc Dân Đảng lên nắm quyền dưới sự lãnh đạo của Mã Anh Cửu, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được cải thiện đáng kể. Chính điều này đã tạo đà cho quân đội Trung Quốc có khả năng để tiến hành các hoạt động viễn chinh. Học thuyết quân sự của Trung Quốc thừa nhận khái niệm “Zaoshi” (tạo thế), bao gồm cả việc phô trương sức mạnh để răn đe. Sự thể hiện sức mạnh quân sự như vậy nhằm phát đi tín hiệu về khả năng quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự.

Năm 2006, sách trắng quốc phòng của Trung Quốc đã vạch rõ những cương lĩnh quân sự trong tiến trình trở thành một siêu cường quốc quân sự gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (đến năm 2010): Hiện đại hóa lực lượng quân sự có khả năng đánh thắng một lực lượng quân sự bậc trung như Đài Loan, Ấn Độ hoặc một quốc gia nào đó trong khu vực. Giai đoạn này dường như đã hoàn thành trước một năm theo kế hoạch.

Giai đoạn hai (đến năm 2020): đuổi kịp quân đội các nước hạng hai như Nga, châu Âu và Nhật Bản.

Giai đoạn ba (đến năm 2050): Trở thành một siêu cường quân sự ngang bằng với Mỹ.

Theo Tướng G.D. Bakshi đã cảnh báo rằng, những bước thay đổi ngày một gia tăng về tiềm lực quân sự của Trung Quốc đã thể hiện rất rõ ràng. Tiến trình hiện đại hóa quân sự của Ấn Độ đã chậm trễ một thập kỷ so với kế hoạch đề ra. Do vậy Ấn Độ cần thiết đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa quân sự tăng cường sức mạnh vũ khí.


Lan Hương (Theo hindustantimes)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới