Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Hai

“Công thức”… đền bù


Trả lời chất vấn tại Quốc hội về định giá đất trong Luật Đất đai sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường đã đưa ra “công thức” dưới dạng toán học: Giá đền bù = giá trị hữu hình + giá trị vô hình. Trước đây, Bộ Tài chính khi tính giá đền bù chỉ tính giá trị hữu hình, còn giá trị vô hình chưa tính đến.

Giá trị vô hình là gì? Đó là người bị thu hồi đất mất công ăn việc làm, mất văn hóa làng quê, mất điều kiện và môi trường sinh hoạt truyền thống. Tới đây sẽ tính cả giá trị vô hình khi định giá đền bù. Theo đó, giá trị vô hình bằng 40-50% giá trị hữu hình. Lâu nay khi áp dụng giá đền bù thường rất thấp, mặc dù đã nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung nhiều loại hỗ trợ rất rối rắm, song người có đất bị thu hồi, chủ yếu là nông dân luôn bị “thiệt đơn, thiệt kép”.

Để khắc phục thực trạng vô lý này, Luật Đất đai sẽ nâng giá đền bù, tăng thêm gấp rưỡi, được gọi là tính thêm giá trị vô hình. Phó Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế Quốc hội đã định nghĩa: “Giá trị hữu hình là miếng đất rộng bao nhiêu mét vuông và căn nhà trên đất xây dựng hết bao nhiêu tiền…”.

Muốn tính được giá đền bù theo “công thức” trên, điều kiện phải có là tìm ra được phương pháp tính giá trị hữu hình và giá trị vô hình, là hai yếu tố cấu thành giá đền bù. ở đây có một đẳng thức: giá đền bù phải ngang với giá trị đất bị thu hồi, để có được sự ngang giá trị này, hai vế của đẳng thức phải quy về một đơn vị đo lường. Nếu giá đền bù luôn được đo bằng tiền thì cũng phải dùng tiền để đo giá trị khu đất bị thu hồi. Nếu hai số đo này tương thích có thể coi giá đền bù là thỏa đáng.

Định nghĩa giá trị hữu hình và giá trị vô hình như trên chưa chứng tỏ cách quy tất cả những thứ “mất” thành tiền. Vậy thì làm sao so sánh được khi không sử dụng một đơn vị đo lường chung? Rõ ràng “công thức” định giá đất trong Luật Đất đai dựa trên hai khái niệm hữu hình và vô hình còn khá mơ hồ về lý thuyết và bất khả thi.

Hơn chục năm vất vả tìm kiếm “công thức” giá đền bù, chúng ta đã tìm thấy một hướng đúng là đền bù theo giá thị trường. Không hiểu sao các nhà dự thảo Luật Đất đai không tiếp tục đi theo hướng đó. Đền bù đất bị thu hồi thực chất là đền bù theo sự mất quyền sử dụng đất. Trong kinh tế thị trường, mất quyền sử dụng một vật nào đó nghĩa là nhượng quyền sử dụng cho người khác.

Nhượng tạm là cho thuê, nhượng vĩnh viễn là bán. Nếu xem xét vấn đề thu hồi đất theo tư duy này, thì bản chất việc thu hồi đất và đền bù sẽ “lộ” rõ. Thật dễ hiểu, đây chẳng qua chỉ là một cuộc mua bán quyền sử dụng đất, một cuộc trao đổi. Đã là mua bán, trao đổi thì phải ngang giá trị. Vi phạm bằng cách dùng quyền lực áp đặt thì khó lòng có được sự thỏa thuận, mâu thuẫn, khiếu kiện từ đó tất sẽ phát sinh.

Chỉ khi nào hai bên đạt được thỏa thuận thì mới có đền bù đúng nghĩa. Khi cả hai đều hài lòng thì làm sao còn thắc mắc, khiếu kiện và việc giải phóng mặt bằng cũng sẽ suôn sẻ. Nói ngắn gọn, vấn đề giá đền bù trong Luật Đất đai chỉ có thể giải quyết căn bản khi các quan hệ về đất đai được thị trường hóa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới