Máy bay ném bom chiến lược B-52
Năm 1935, Mỹ bắt đầu sản xuất máy bay B-17, biệt danh Flying Fortress (Pháo đài bay). B-17 có 4 động cơ, trang bị 13 khẩu trọng liên 12,7 mm và mang được 2742 kg bom, bay xa 2736 km. Mỹ đã sản xuất tổng cộng 12.726 máy bay kiểu B-17. Sau đó 4 năm, Phòng thiết kế thí nghiệm (OKB) của Pet-li-a-cốp cho ra đời chiếc Pe-8, được dư luận quốc tế đánh giá là đối thủ xô-viết của B-17. Máy bay Pe-8 có 4 động cơ AM-35A mạnh 1350 mã lực (sau thay bằng AS-82FN mạnh 1850 mã lực), mang được 2000 kg bom, bay xa 4700 km (loại cải tiến bay xa 6000 km). Liên Xô đã sản xuất 78 chiếc Pe-8.
Máy bay ném bom tầm xa Tu-16. Ảnh: internet
Năm 1942, Mỹ sản xuất máy bay B-29, biệt danh Superfortress (Siêu pháo đài). B-29 có 4 động cơ R-3350-23 mạnh 2200 mã lực, mang theo 4080 kg bom, bay xa 5300 km (loại cải tiến mang đến 9000 kg bom). Mỹ đã sản xuất 4547 máy bay B-29. Năm 1945 Mỹ dùng B-29 ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hi-rô-si -ma và Na-ga-sa-ki của Nhật, bị cả loài người tiến bộ lên án mạnh mẽ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ sử dụng B-29 làm "cây gậy răn đe" với nhân dân thế giới nên Liên Xô thấy cần phải phát triển loại máy bay tương tự. OKB của Tu-pô-lép nhận nhiệm vụ này đã thiết kế máy bay Tu-4 theo mẫu của B-29 trong năm 1946-1947 và khi đưa vào sản xuất hàng loạt người ta đã áp dụng nhiều vật liệu mới, nhiều công nghệ mới, tạo ra cuộc cách mạng trong công nghiệp chế tạo máy bay ở Liên Xô. Tu-4 có 4 động cơ AS-73TK mạnh 2400 mã lực, rất nổi tiếng vì tiết kiệm xăng khi bay. Năm 1952, OKB Tu-pô-lép cho ra đời máy bay ném bom tầm xa Tu-16, sau này được xem là đối thủ của B-52. Máy bay Tu-16 trang bị 2 động cơ phản lực AM-3A sức đẩy 8750 kG, tốc độ 996 km/h (mẫu thí nghiệm đạt tốc độ 1050 km/h nhưng không đưa vào sản xuất), tầm bay xa nhất 5800 km, lượng tải bom lớn nhất 9000 kg. Trong các năm 1953-1964 Liên Xô đã sản xuất tổng cộng 1509 chiếc Tu-16. Máy bay Tu-16 được dùng ở nhiều nước như Ai-cập, In-đô-nê-xi-a, I-rắc. Trung Quốc đã mua bản quyền sản xuất Tu-16 để trang bị cho không quân. Cũng trong năm 1952, OKB Tu- pô-lép còn đưa ra máy bay Tu-95, chủ bài của không quân tầm xa xô-viết nửa cuối thế kỷ 20. Tu-95 có 4 đông cơ tua-bin cánh quạt NK-12MP mạnh 15000 mã lực, có thể mang bom hạt nhân hoặc 20 tấn bom thường. Tu-95 bay xa 10500 km, tốc độ lớn nhất 925 km/h, được trang bị tên lửa có cánh Kh-55 tầm bắn 2500 km với đầu đạn hạt nhân. Năm 1954, Mỹ bắt đầu đưa B-52 vào trang bị. B-52 có tên gọi Stratofortress (Pháo đài chiến lược) trang bị 8 động cơ phản lực TF33-P-3/103 với công suất 17500 mã lực mỗi chiếc, có thể mang 27 tấn bom, bay xa 10000 km. Mỹ cải tiến B-52 nhiều lần và có 400 chiếc trong lực lượng không quân thường trực. Năm 1972, Mỹ dùng B-52 tập kích chiến lược vào một số tỉnh thành ở nước ta và bị quân dân ta bắn rơi 34 chiếc , chôn vùi uy thế của con "ngáo ộp" B-52 xuống tận bùn đen.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Ảnh: internet
Cùng với Tu-16, không quân Liên Xô được trang bị một số máy bay ném bom tầm xa khác có tính năng tốt hơn, có thể coi là đối thủ của B-52 như máy bay M-4, 3M, Tu-22. Máy bay M-4 do OKB Mi-a-si -xép thiết kế, lắp 4 động cơ AM-3 sức đẩy 8750 kG, bay nhanh 950 km/h, bay xa 9800 km. Liên Xô sản xuất 32 chiếc M-4 vào các năm 1954-1956 và đến năm 1958 thì chuyển toàn bộ số máy bay này thành máy bay tiếp dầu. Máy bay ném bom chiến lược 3M có 4 động cơ VĐ-7B sức đẩy 11 tấn, đạt tốc độ 940 km/h, bay xa 12000 km. Liên Xô đã sản xuất 76 chiếc 3M và 11 chiếc kiểu cải tiến 3MĐ. Vào năm 1962 người ta chuyển 32 chiếc 3M thành máy bay tiếp dầu, với lượng dầu mang theo 46 tấn. Năm 1959 OKB Tu-pô-lép cho ra đời máy bay Tu-22, tốc độ 1540 km/h, lượng tải bom 9000 kg. Liên Xô đã sản xuất 300 máy bay loại này, sử dụng đến cuối những năm 90 thế kỷ 20. Sau đó Tu-22 được thay bằng Tu-22M3, là máy bay ném bom siêu âm cánh cụp cánh xoè, tốc độ đến 2300 km/h, mang được 24 tấn bom hoặc tên lửa Kh-22MA tầm bắn 140-150 km. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh các chuyên gia quân sự Mỹ thường dự tính khả năng sử dụng Tu-22 nếu chiến tranh Mỹ-Xô xẩy ra. Các nhà quân sự cho rằng Liên Xô sẽ dùng Tu-22 tiến công Mỹ trong chuyến bay một chiều bằng tốc độ siêu âm và hạ cánh tại Cu-ba.
Năm 1981, không quân Liên Xô bắt đầu trang bị Tu-160, máy bay ném bom- mang tên lửa chiến lược hiện đại nhất hiện nay. Tu-160 cánh cụp cánh xoè có 4 động cơ NK-32 sức đẩy 14000 kG ( khi tăng lực 25500 kG), bay nhanh gấp 2,02 lần tốc độ âm thanh, mang tên lửa có cánh Kh-55 tầm bắn 2500 km với đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thường, hoặc 40 tấn bom. Tầm bay xa của Tu-160 đạt đến 10500-13200 km. Vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, nước Nga đã cho khởi động lại chương trình tuần tra trên không bằng máy bay chiến lược Tu-22, Tu-95, Tu-160. Các máy bay Nga đã bay tuần tra ở Bắc cực, phóng tên lửa hành trình, đồng thời các máy bay tiếp dầu IL-78 cũng được sử dụng ngày càng thường xuyên. Những đối thủ của Pháo đài bay đang thức giấc sau giấc ngủ dài.
Máy bay ném bom tầm xa Tu-16. Ảnh: internet
Năm 1942, Mỹ sản xuất máy bay B-29, biệt danh Superfortress (Siêu pháo đài). B-29 có 4 động cơ R-3350-23 mạnh 2200 mã lực, mang theo 4080 kg bom, bay xa 5300 km (loại cải tiến mang đến 9000 kg bom). Mỹ đã sản xuất 4547 máy bay B-29. Năm 1945 Mỹ dùng B-29 ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hi-rô-si -ma và Na-ga-sa-ki của Nhật, bị cả loài người tiến bộ lên án mạnh mẽ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ sử dụng B-29 làm "cây gậy răn đe" với nhân dân thế giới nên Liên Xô thấy cần phải phát triển loại máy bay tương tự. OKB của Tu-pô-lép nhận nhiệm vụ này đã thiết kế máy bay Tu-4 theo mẫu của B-29 trong năm 1946-1947 và khi đưa vào sản xuất hàng loạt người ta đã áp dụng nhiều vật liệu mới, nhiều công nghệ mới, tạo ra cuộc cách mạng trong công nghiệp chế tạo máy bay ở Liên Xô. Tu-4 có 4 động cơ AS-73TK mạnh 2400 mã lực, rất nổi tiếng vì tiết kiệm xăng khi bay. Năm 1952, OKB Tu-pô-lép cho ra đời máy bay ném bom tầm xa Tu-16, sau này được xem là đối thủ của B-52. Máy bay Tu-16 trang bị 2 động cơ phản lực AM-3A sức đẩy 8750 kG, tốc độ 996 km/h (mẫu thí nghiệm đạt tốc độ 1050 km/h nhưng không đưa vào sản xuất), tầm bay xa nhất 5800 km, lượng tải bom lớn nhất 9000 kg. Trong các năm 1953-1964 Liên Xô đã sản xuất tổng cộng 1509 chiếc Tu-16. Máy bay Tu-16 được dùng ở nhiều nước như Ai-cập, In-đô-nê-xi-a, I-rắc. Trung Quốc đã mua bản quyền sản xuất Tu-16 để trang bị cho không quân. Cũng trong năm 1952, OKB Tu- pô-lép còn đưa ra máy bay Tu-95, chủ bài của không quân tầm xa xô-viết nửa cuối thế kỷ 20. Tu-95 có 4 đông cơ tua-bin cánh quạt NK-12MP mạnh 15000 mã lực, có thể mang bom hạt nhân hoặc 20 tấn bom thường. Tu-95 bay xa 10500 km, tốc độ lớn nhất 925 km/h, được trang bị tên lửa có cánh Kh-55 tầm bắn 2500 km với đầu đạn hạt nhân. Năm 1954, Mỹ bắt đầu đưa B-52 vào trang bị. B-52 có tên gọi Stratofortress (Pháo đài chiến lược) trang bị 8 động cơ phản lực TF33-P-3/103 với công suất 17500 mã lực mỗi chiếc, có thể mang 27 tấn bom, bay xa 10000 km. Mỹ cải tiến B-52 nhiều lần và có 400 chiếc trong lực lượng không quân thường trực. Năm 1972, Mỹ dùng B-52 tập kích chiến lược vào một số tỉnh thành ở nước ta và bị quân dân ta bắn rơi 34 chiếc , chôn vùi uy thế của con "ngáo ộp" B-52 xuống tận bùn đen.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Ảnh: internet
Năm 1981, không quân Liên Xô bắt đầu trang bị Tu-160, máy bay ném bom- mang tên lửa chiến lược hiện đại nhất hiện nay. Tu-160 cánh cụp cánh xoè có 4 động cơ NK-32 sức đẩy 14000 kG ( khi tăng lực 25500 kG), bay nhanh gấp 2,02 lần tốc độ âm thanh, mang tên lửa có cánh Kh-55 tầm bắn 2500 km với đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thường, hoặc 40 tấn bom. Tầm bay xa của Tu-160 đạt đến 10500-13200 km. Vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, nước Nga đã cho khởi động lại chương trình tuần tra trên không bằng máy bay chiến lược Tu-22, Tu-95, Tu-160. Các máy bay Nga đã bay tuần tra ở Bắc cực, phóng tên lửa hành trình, đồng thời các máy bay tiếp dầu IL-78 cũng được sử dụng ngày càng thường xuyên. Những đối thủ của Pháo đài bay đang thức giấc sau giấc ngủ dài.
Phương Lan (Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét