Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Tư

Hoàng Sa ( Địa lý )


Quần đảo Hoàng Sa 黄沙 có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands; Trung Quốc gọi là 西沙群島 - Hsisha Chundao hay Xisha Qundao - Quần đảo Tây Sa) là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông (xem Đảo Biển Đông). Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km.

Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.

Địa lý
* Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông
* Chu vi bờ biển: khoảng 518 km
* Khí hậu: nhiệt đới
* Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m (địa điểm chưa có tên ở đảo Rocky)
* Tài nguyên: thiếu
* Nguy hiểm tự nhiên: bão
* Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết.

[sửa] Khoảng cách đến đất liền

Về khoảng cách đất liền, quần đảo Hoàng-Sa nằm gần ViệtNam nhất.

* Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15o47'N, 111o12'E) tới Lý Sơn hay Cù lao Ré (15o22'N, 109o07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123 hải lý.
* Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn 15o23.1'N, 109o09.0'E) từ trong bản tuyên-cáo đường cơ-sở nội-hải của chính-quyền CHXHCN Việt-Nam (Declaration on Baseline of Territorial waters, 12 Nov. 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.
* Từ đảo Tri-Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan 15o14'N, 108o56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý.
* Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa - 16o32N, 111o36 E và Ling-sui Pt hay Leong-soi Pt - 18o22 N, 110o03 E).
* Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu là 235 hải lý.
* Nếu người Trung Hoa dùng "bãi đá ngầm" (North Reef) làm chuẩn để đo đến bờ "đảo" Hải Nam tại Ling-sui Pt, thì khoảng cách là : 112 hải lý. Song điều này không thể là một lý lẽ tranh cãi trên trường quốc tế vì đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới.

Bảng tọa độ địa lý
Toạ độ địa lý các đảo và đá ngầm
Tên ghi trên hải đồ
(tiếng Anh) Tên tiếng Việt Tên tiếng Hán Toạ độ địa lý
(B=Bắc; Đ= Đông)
ADDINGTION PATCH Bãi Addingtion - 15°36′ B – 114°25' Đ
AMPHITRITE GROUP Nhóm An Vĩnh
Tuyên Đức Xuande Qundao
(Tuyên Đức quần đảo) 16°53' B – 112°17' Đ
ANTELOPE REEF Bãi ngầm Sơn Dương Lingyang Jiao
16°28' B – 111°34' Đ
BALFOUR SHOAL Bãi Balfour - 15°27' B – 114°00' Đ
BANGKOK SHOAL Bãi Vọng Các - 16°00' B – 114°05' Đ
BASSSETT SHOAL Bãi Basett - 15°27' B – 114°10 Đ
BOMBAY REEF Đá Bông Bay Langua Jiao
16°02' B – 112°32' Đ
BREMEN BANK Bãi ngầm Bremen Binmei Tan
16°18' B – 112°28' Đ
CARPENTER SHOAL Bãi Carpenter - 16°03' B – 114°10' Đ
CATHAY SHOAL Bãi Cathay - 15°55' B – 113°58' Đ
CAWSTON SHOAL Bãi Cawston - 15°31' B – 113°46' Đ
CRESCENT GROUP Nhóm Trăng Khuyết
(Lưỡi Liềm) Yongle Qundao
(Vĩnh Lạc Quần đảo) 16°31' B – 111°38' Đ
DISCOVERY REEF Đá Lồi Huaguang Jiao
16°14' B – 111°41' Đ
DRUMMOND ISLAND Đảo Duy Mộng Jinqing Dao
(Tấn Khanh đảo) 16°28' B – 111°44' Đ
DUNCAN ISLANDS Đảo Quang Hòa Đông
Đảo Quang Hòa Tây Chenhang Dao
(Sâm/Thâm Hàng đảo) 16°27' N – 111°42' Đ
EGERIA BANK Bãi Egeria - 16°01' B – 114°56' Đ
HAND SHOAL Bãi Hand - 15°59' B – 114°38' Đ
HARDY PATCHES Bãi Hardy - 16°05' B – 114°46' Đ
HERALD BANK Bãi Herald Songtao Tan
15°44' B – 112°14' Đ
HOWARRD SHOAL Bãi Howard - 15°51' B – 114°47' Đ
LEARMONTH SHOAL Bãi Learmonth - 15°42' B – 114°40' Đ
LINCOLN ISLAND Đảo Linh Côn Dong Dao
(Đông đảo) 16°40' B – 112°44' Đ
MACCLESFIELD BANK Bãi Macclesfield Zhongsha Qundao
(Trung Sa Quần đảo) 15°50' B – 114°20' Đ
MIDDLE ISLAND Đảo Trung Zhong Dao
(Trung đảo) 16°57' B – 112°19' Đ
MONEY ISLAND Đảo Quang Ánh Jinyin Dao
(Kim Ngân đảo) 16°50' B – 112°20' Đ
NORTH ISLAND Đảo Bắc Bei Dao
(Bắc đảo) 16°58' B – 112°18' Đ
NORTH REEF Cồn Bắc Bei Jiao
(Bắc tiêu) 17°06' B - 111°30' Đ
OBSERVATION BANK Cồn Quan sát Yin Yu
16°35' B – 111°42' Đ
PARACEL ISLANS Quần đảo Hoàng Sa Xisha Qundao
(Tây Sa Quần đảo) 16°30' B – 112°15' Đ
PASSU KEAH Đảo Bạch Quỷ Panshi Yu
(Bàn Thạch dữ) 16°03' B – 111°47' Đ
PATTLE ISLAND Đảo Hoàng Sa Shanhu Dao
(San Hồ đảo) 16°32' B – 111°36' Đ
PYRAMID ROCK Hòn Tháp Gaojianshi
16°34' B – 112°38' Đ
ROBERT ISLAND Đảo Hữu Nhật Ganquan Dao
(Cam Tuyền đảo) 16°31' B – 111°34' Đ
ROCKY ISLAND Đảo Hòn Đá Shi Dao
(Thạch đảo) 16°51' B – 112°21' Đ
SCARBOROUGH SHOAL Bãi Scarborough Huangyan Dao
15°08' B – 117°46' Đ
SIAMESE SHOAL Bãi Xiêm La Ximen Ansha
15°58' B – 114°04' Đ
SMITH SHOAL Bãi Smith Meixi Ansha
15°27' B – 114°12' Đ
SOUTH ISLAND Đảo Nam Nan Dao
(Nam đảo) 16°57' B – 112°19' Đ
SOUTH SAND Đá Nam Bei Shazhou
16°56' B – 112°20' Đ
STEWART BANK Bãi Stewart - 17°20' B - 118°50' Đ
TREE ISLAND Đảo Cây Zhaoshu Dao
(Triệu Thuật đảo) 16°59' B – 112°16' Đ
TRITON ISLAND Đảo Tri Tôn Zhongjian Dao
(Trung Kiến đảo) 15°47' B – 111°12' Đ
VULADDORE REEF Đá Chim Yến Yuzhuo Jiao
16°20' B -112°01' Đ
WEST SAND Đảo Tây Xi Shazhou
Tây Sa Châu 16°58' B – 112°12' Đ
WOODY ISLAND Đảo Phú Lâm Yongxing Dao
(Vĩnh Hưng đảo) 16°50' B – 112°20' Đ

Nhóm An Vĩnh

Còn gọi là Nhóm Đông - Bắc quần đảo Hoàng Sa (Amphitrite Group; Việt Nam Cộng hòa gọi là "nhóm An Vĩnh"; Trung Quốc gọi là 宣德群島 - Quần đảo Tuyên Đức.

Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của Hoàng Sa, và cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông như: đảo Cây (Tree Island / Zhaoshu Dao, 赵述岛/島, Triệu Thuật đảo), còn gọi là đảo Cù Mộc, đảo Bắc (North Island /Bei Dao, 北岛, Bắc đảo), đảo Giữa/Trung (Middle Island / Zhong Dao, 中岛, Trung đảo), đảo Nam (South Island /Nan Dao, 南岛, Nam đảo), đảo Phú Lâm (Woody Island / Yongxing Dao, 永兴岛, Vĩnh Hưng đảo), đảo Linh Côn (Lincoln Island / Dong Dao, 东岛, Đông đảo), Cồn Cát Tây (West Sand), Cồn Cát Nam (South Sand), Đá/Hòn Tháp (Rocky Island / Shi Dao, 石岛, Thạch đảo).

Tên gọi An Vĩnh lấy theo tên một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi thời trước. Theo sách Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10 ghi chép về xã này như sau: "Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi..."

Nhóm đảo còn được gọi là Amphitrite, theo tên của một trong những chiếc tàu châu Âu đầu tiên vào Biển Đông, gặp nguy khốn ở Hoàng Sa. Chiếc tàu Pháp này đã sang buôn bán với Trung Hoa vào cuối thế kỷ XVII.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới