Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Sáu

Chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 1979





Kế hoạch của Trung Quốc
Kế hoạch của Trung Quốc gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu (từ 17 đến 25 tháng 2): phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam và chiếm Cao Bằng, Lào Cai, cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn. Giai đoạn hai (từ 26 tháng 2 đến 5 tháng 3): tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ở phía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở phía tây bắc. Giai đoạn cuối: bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới với Trung Quốc trước khi rút về vào ngày 16 tháng 3.

Tương quan lực lượng tham chiến
Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng 600.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn từ miền xuôi lên tiếp viện. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu.

Diễn biến
Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55. Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50. Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14. Hướng Lai Châu có quân đoàn 11. Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối. Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về. Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979, do áp lực của Liên Xô và sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.

Kết quả cuộc chiến
Cuộc chiến để lại nhiều tác hại khó lường cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá huỷ do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao ...

Thương vong
Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.
Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang. Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này. Có những nhà quan sát phương Tây nhận định như sau: Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị chủ lực ở Campuchia về tham chiến mà quân đội Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng nề và phải rút quân về nước. Về mặt chiến lược, Trung Quốc đã không thất bại hoàn toàn vì đã chứng minh được mối đe dọa lưỡng đầu thọ địch từ phía quân đội Liên Xô và quân đội Việt Nam sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung, 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Bình thường hóa quan hệ Sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa.


Lực lượng quân đội Trung Quốc trong chiến dịch 1979 :
Thông tin từ phía TQ, tổng hợp từ www.china-defense.com và một số website khác :
Mặt trận phía đông, do tướng Xu Shiyou (Hứa Thế Hữu), tư lệnh ĐQK Quảng Châu, uỷ viên BCT ĐCSTQ chỉ huy, gồm :
- Quân đoàn chủ lực 41 gồm các sư đoàn bộ binh 121, 122, 123.
- Quân đoàn chủ lực 42 gồm các sư đoàn bộ binh 124, 125, 126.
- Quân đoàn chủ lực 43 gồm các sư đoàn bộ binh 127, 128, 129.
- Quân đoàn chủ lực 50 (thiếu) gồm các sư đoàn bộ binh 148, 150.
- Quân đoàn chủ lực 54 gồm các sư đoàn bộ binh 160, 161, 162.
- Quân đoàn chủ lực 55 gồm các sư đoàn bộ binh 163, 164, 165.
- Sư đoàn bộ binh 58 thuộc quân đoàn chủ lực 20.
- Sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.
- Sư đoàn pháo binh số 1.
- Sư đoàn pháo cao xạ 70.
Mặt trận phía tây, do tướng Yang Dezhi (Dương Đắc Chí), tư lệnh ĐQK Côn Minh chỉ huy, gồm :
- Quân đoàn chủ lực 11 gồm các sư đoàn bộ binh 31, 32, 33.
- Quân đoàn chủ lực 13 gồm các sư đoàn bộ binh 37, 38, 39.
- Quân đoàn chủ lực 14 gồm các sư đoàn bộ binh 40, 41, 42.
- Sư đoàn bộ binh 149 thuộc quân đoàn chủ lực 50.
- Trung đoàn xe tăng độc lập thuộc ĐQK Côn Minh.
- Sư đoàn pháo binh số 4.
- Sư đoàn pháo cao xạ 65.
- 4 trung đoàn và 3 tiểu đoàn biên phòng.
- 2 sư đoàn không quân (không tham chiến).
Tổng số binh lực được sử dụng là 28 sư đoàn bộ binh và một số trung đoàn, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng cùng nhiều sư đoàn và trung đoàn phòng không, không quân, công binh, thông tin, vận tải.... Phần lớn lực lượng lấy từ 2 ĐQK Quảng Châu và Côn Minh, nhưng cũng có cả các đơn vị tăng cường từ các ĐQK khác tham gia chiến đấu.
Về bố trí lực lượng :
Mặt trận Đông Bắc VN do Hứa Thế Hữu chỉ huy có tổng cộng 18 sư đoàn bộ binh và 6 trung đoàn tăng thiết giáp trực thuộc 6 quân đoàn 41, 42, 43, 50, 54, 55. Cụ thể :
- Hướng Lạng Sơn có 7 sư đoàn bộ binh : 127, 128 (quân đoàn 43), 148 (quân đoàn 50), 161 (quân đoàn 54), 163, 164, 165 (quân đoàn 55).
- Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh 58 (quân đoàn 20), 121, 122, 123 (quân đoàn 41), 124, 125, 126 (quân đoàn 42), 129 (quân đoàn 43), 150 (quân đoàn 50), 160, 162 (quân đoàn 54).
- Hướng Quảng Ninh có 1 sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.
Mặt trận Tây Bắc do Dương Đắc Chí chỉ huy có 10 sư đoàn bộ binh của các quân đoàn 11, 13, 14, 50 và 1 trung đoàn tăng thiết giáp độc lập của ĐQK Côn Minh. Cụ thể :
- Hướng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) có 8 sư đoàn bộ binh : 32 (quân đoàn 11), 37, 38, 39 (quân đoàn 13), 40, 41, 42 (quân đoàn 14), 149 (quân đoàn 50).
- Hướng Lai Châu có 2 sư đoàn bộ binh : 31, 33 (quân đoàn 11).
- Hướng Hà Tuyên (Hà Giang) có trung đoàn biên phòng 12 cùng lực lượng dân binh.
Về biên chế, mỗi quân đoàn TQ có 3 sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn có 1 trung đoàn pháo binh), 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn cao xạ và 1 trung đoàn tăng thiết giáp. Riêng trong chiến dịch 1979 thì các quân đoàn 11, 13, 14 trên hướng Tây Bắc VN không có trung đoàn tăng thiết giáp trong biên chế.
Trong quá trình chiến đấu quân TQ có sự tăng cường từ tuyến sau, một số đơn vị như quân đoàn 13, quân đoàn 55 được tăng cường thêm tới 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số lên 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn (so với 4 trong biên chế chuẩn).

Theo kí sự lịch sử Sư đoàn Sao Vàng : lực lượng TQ có 9 quân đoàn chủ lực, 4 sư đoàn địa phương, 1.908 khẩu pháo (chưa kể hoả tiễn).
Theo Ngoại giao Việt Nam của Lưu Văn Lợi :
Lực lượng TQ được huy động từ 5 đại quân khu. Cụ thể :
Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42.
Hướng Hoàng Liên Sơn-Lào Cai có quân đoàn 13, 14.
Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
Về binh chủng có 2.558 khẩu pháo và 550 xe tăng, xe bọc thép.
Trong cuộc tấn công đầu tiên sáng 17-2-1979, tổng số lính TQ cả bộ binh, pháo binh, tăng-thiết giáp... là gần 100.000 người.
Theo Chinese Aggression : How and Why it failed của Nguyen Huu Thuy (NXB Ngoại Ngữ, Hà Nội, 1979) :
Lạng Sơn : 3 quân đoàn.
Cao Bằng : 2 quân đoàn.
Lào Cai : 2 quân đoàn.
Lai Châu : 2 sư đoàn.
Quảng Ninh : 2 sư đoàn.
Hà Tuyên : 1 sư đoàn.
Lực lượng tuyến 1 là 5 quân đoàn và một số sư đoàn độc lập, với 200.000 quân.
Lúc cao điểm lực lượng TQ lên tới 600.000 quân, gồm 44 sư đoàn thuộc 11 quân đoàn của 5 đại quân khu : Côn Minh, Quảng Châu, Vũ Hán, Thành Đô và Bắc Kinh.
Binh chủng : 550 xe tăng thiết giáp, 480 pháo, 1.260 cối các cỡ.
Theo The Sino Vietnamese War của Li Man Kin, Kingsway International Publications, 1981 : 17 sư đoàn với 225.000 quân.
Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars, Colonel G.D. Bakshi : lực lượng TQ có 17 sư đoàn tham chiến từ đầu, sau đó tăng lên 25 sư đoàn, tổng cộng 250.000 quân. Lực lượng này được rút từ Dã chiến quân số 3-dã chiến quân lớn nhất của TQ (thực ra chi tiết này không chính xác, vì từ năm 1955 cấp binh đoàn và Dã chiến quân đã được bãi bỏ, trong quân giải phóng TQ biên chế cao nhất chỉ còn là cấp quân đoàn).

Ngoài ra theo một số tài liệu khác TQ cũng đã chuẩn bị 1.700 máy bay các loại và 211 tàu chiến của hạm đội Nam hải sẵn sàng phía sau (nhưng không tham chiến).
Lực lượng quân đội Việt Nam trong chiến dịch 1979 :

Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars : lực lượng biên phòng và dân quân bố trí dọc biên giới khoảng 150.000 người. Ngoài ra có 5-7 sư đoàn bộ binh bố trí dọc theo 2 phòng tuyến, từ Yên Bái tới Quảng Yên để bảo vệ Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ.

Theo www.orbat.com :
Tuyến 1 :
Gồm các sư đoàn : 3 Sao Vàng, 304, 325b, 338, 346, 374; các trung đoàn 43, 49, 244, 576.
Mỗi tỉnh có 1 tiểu đoàn địa phương.
Tuyến 2 :
Gồm các sư đoàn 242, 312, 327, 329, 431; các trung đoàn 98, 196; lữ đoàn 38; 27 đại đội công an vũ trang.
Khu vực HN có quân đoàn 1 và 2.
Một số chi tiết trong đó không chính xác :
- Quân đoàn 1 (trong đó có sư đoàn BB 312) đang ở Ninh Bình, còn quân đoàn 2 ở CPC.
- Sư đoàn BB 304 (Quân đoàn 2) được không vận từ mặt trận CPC về nhưng không tham chiến.
- Sư đoàn BB 242 làm nhiệm vụ phòng thủ khu vực đảo Cát Bà, không tham chiến.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới