Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Bảy

Kế hoạch tấn công Ba Lan của Mỹ vào năm 1982




Không phải đợi đến đầu thập niên 90 mà ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, ý muốn phá vỡ hệ thống các quốc gia XHCN Đông Âu đã được bàn thảo trong các cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ sau khi Tổng thống Ronald Reagan bắt đầu nhậm chức vào tháng 1/1981.

Tại các cuộc họp này đã hình thành nên kế hoạch tấn công quân sự vào Ba Lan nhằm đưa Công đoàn Đoàn kết - một tổ chức phản động thân phương Tây chủ trương lật đổ chế độ XHCN tại Ba Lan và do Lech Walesa, một công nhân làm việc tại thành phố Gdansk cầm đầu - lên nắm quyền.

Tổng thống Reagan cho rằng nếu kế hoạch tấn công Ba Lan thành công thì hiệu ứng của nó sẽ làm sụp đổ chế độ XHCN tại các quốc gia Đông Âu khác. Những thông tin liên quan đến kế hoạch tấn công quân sự này mới được tiết lộ bởi William Clark, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Reagan từ năm 1981 đến 1983 với tạp chí NewMax của Mỹ.

Một cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ vào ngày 21/10/1981 đã đưa ra nhận định rằng chế độ XHCN ở Ba Lan sẽ sụp đổ nếu Công đoàn Đoàn kết đẩy mạnh các hoạt động chống phá chính quyền và Mỹ mở một cuộc tấn công quân sự chớp nhoáng để lật đổ chính quyền của quốc gia Đông Âu này.

Đích thân Tổng thống Reagan giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger soạn thảo kế hoạch tấn công Ba Lan. Vì vậy kế hoạch này có tên gọi Kế hoạch Weinberger và mang mã số 015-17.

Theo đó, trước tiên Mỹ sẽ chi một khoản tiền lên đến 8 triệu USD để tài trợ cho hoạt động phản động của Công đoàn Đoàn kết trong năm 1982. Các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, phương tiện in ấn sẽ được chuyển giao bí mật cho Công đoàn Đoàn kết để làm phương tiện tuyên truyền, kích động dân chúng bạo loạn để lật đổ chế độ XHCN tại Ba Lan.


Ngay từ tháng 2/1982, Mỹ đã điều chuyển 4 máy bay do thám AWACS từ châu Á và Bắc Mỹ đến căn cứ không quân Rahmstein ở Tây Đức. Những chiếc AWACS này có nhiệm vụ phát đi những thông tin về hoạt động của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan và các quốc gia XHCN Đông Âu khác, điều hành các hoạt động tình báo tại mặt đất và gây nhiễu thông tin liên lạc của Nhà nước Ba Lan.

Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinbergern và cố vấn an ninh Quốc gia William Clark.

Tháng 5/1982, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đưa ra kế hoạch: sẽ sử dụng 27 sư đoàn, trong đó có 8 sư đoàn thiết giáp để tấn công Ba Lan theo hai hướng: một từ biển Baltic đổ bộ lên thành phố cảng Gdansk, vốn là cái nôi hoạt động của Công đoàn Đoàn kết, và tiến nhanh về hướng thủ đô Warsaw.

Hướng thứ hai cũng đổ bộ từ biển Baltic lên thành phố Kolobszeg tiến về hướng Poznan để chiếm Lodtz, thành phố lớn thứ hai của Ba Lan. Không quân Mỹ sẽ hoạt động suốt ngày đêm để yểm trợ cho các cuộc tấn công trên bộ.

Tại cuộc họp đặc biệt này, Tổng thống Reagan đã đưa ra nhận định rằng: “Một chiến thắng quân sự chớp nhoáng tại Ba Lan có thể khiến Liên Xô nhượng bộ ý muốn của chúng ta. Đó là làm sụp đổ chế độ XHCN tại Ba Lan.

Nhưng cũng có thể xảy ra điều ngược lại. Điều này do Chính phủ Liên Xô quyết định. Nếu họ muốn có chiến tranh tổng lực, họ sẽ tự đặt mình trong vị thế gây ra cuộc chiến tranh này”.

Kế hoạch tấn công Ba Lan mặc dù được đa số thành viên Hội đồng An ninh quốc gia chấp thuận nhưng cũng gặp một phản ứng gay gắt từ chính Cố vấn An ninh quốc gia William Clark và Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Les Aspin. Clark và Aspin lập luận rằng: “Việc tấn công Ba Lan không khéo sẽ biến thành một cuộc chiến tranh tổng lực, vừa tốn kém vừa kéo dài một cách vô ích”.

Phản ứng của hai thành viên quan trọng của Hội đồng An ninh quốc gia đã khiến Tổng thống Reagan buộc phải chuyển kế hoạch tấn công Ba Lan cho Hội đồng Tham mưu liên quân (COS) xem xét. Và câu trả lời của COS vào ngày 17/8/1982 là bác bỏ kế hoạch tấn công Ba Lan của Bộ trưởng Quốc phòng Weinberger.

COS dẫn chứng rằng, Liên Xô và các quốc gia XHCN thuộc Khối quân sự Warsaw có 104 sư đoàn ở châu Âu (trong đó có 30 sư đoàn thiết giáp) cùng vô số tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, trong khi Mỹ và quân đội của Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) chỉ có 86 sư đoàn.

Máy bay chiến đấu và ném bom của các quốc gia thuộc Khối Warsaw cũng nhiều hơn máy bay của NATO và Mỹ với những loại máy bay “thiện chiến” như MiG-29, MiG-31, Su-27...

Những con số mà COS đưa ra đã “cảnh tỉnh” Tổng thống Reagan một điều: Mỹ sẽ thất bại nếu tấn công quân sự vào Ba Lan. Sau một thời gian suy nghĩ và tham vấn các cố vấn, đến ngày 1/9/1982, Tổng thống Reagan chỉ còn biết “nén tự ái” mà hủy bỏ kế hoạch tấn công Ba Lan. Tuy nhiên, ông ta vẫn không từ bỏ ý đồ lật đổ chế độ XHCN tại Ba Lan.

Đầu năm 1983, Tổng thống Reagan lại chuẩn chi hàng chục triệu USD trong một kế hoạch chống phá Ba Lan có tên gọi Kế hoạch Casey (William Casey là Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan).

Theo kế hoạch này, CIA sẽ tăng cường hoạt động tình báo tại Ba Lan để phối hợp với Công đoàn Đoàn kết thực hiện các chiến dịch gây rối nhằm gây áp lực buộc Chính phủ Ba Lan chấp thuận một số yêu sách của Công đoàn Đoàn kết. Kế hoạch này còn đề ra biện pháp loại Ba Lan ra khỏi danh sách những quốc gia được hưởng quy chế thương mại bình thường với Mỹ.

Nếu thực thi, biện pháp này sẽ gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm cho Ba Lan và sẽ đẩy Ba Lan vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. Kế hoạch Casey xem ra có vẻ thực tế hơn kế hoạch Weinberger.

Cựu Cố vấn An ninh quốc gia William Clark cho rằng, việc COS phản đối kế hoạch tấn công Ba Lan đã “giúp” Tổng thống Reagan được lợi cả đôi đàng: vừa tránh gây ra một cuộc chiến tranh thế giới vô nghĩa, lại khỏi phải thất trận trước Liên Xô và các quốc gia XHCN Đông Âu

Văn Hòa (theo NewMax Magazines)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới