Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Tư

CHỦ NGHĨA MAC

CHỦ NGHĨA MAC:

thuật ngữ dùng để chỉ học thuyết của Mac (K. Marx), người đặt cơ sở khoa học cho chủ nghĩa xã hội. Thuật ngữ này ra đời vào đầu những năm 80 thế kỉ 19. Khi đó, về mặt lí luận, các tư tưởng cơ bản của Mac đã được thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm của ông, cũng như qua sự trình bày hệ thống hoá của Enghen (F. Engels). Những người tán thành học thuyết chủ nghĩa xã hội của Mac đã sử dụng thuật ngữ này để tách họ ra với các trào lưu khác của phong trào xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Mac rất dè dặt với thuật ngữ này. Vì những lí do thuộc về tính nguyên tắc, mà người ta có thể luận giải được: chủ nghĩa xã hội là kết quả của sự tìm tòi của nhiều người, mà ông là người muốn đem lại một cơ sở khoa học cho chủ nghĩa xã hội, ông không muốn quy chủ nghĩa đó về một tên tuổi của ông. Nhưng cũng vì dưới con mắt của Mac, những người tự nhận họ là "macxit" thời đó là những kẻ đã diễn tả các luận điểm của ông một cách quá nông cạn, hời hợt, thậm chí lệch lạc, mang tính chất biếm hoạ. Họ là những kẻ kiếm chác lợi lộc, danh vị ở các luận điểm đó, và họ lại tạo thành những bè phái, tự nhận là macxit. Vì thế, Mac thường nói: "Tôi không phải là macxit" [Thư Enghen gửi Becnơstainơ (E. Bernstein) 2 - 3.11.1882, và thư Enghen gửi Xmit 5.8.1890, "Mac - Enghen toàn tập", tiếng Đức, tập 35, trang 388, 436]. Còn Enghen, đến cuối đời mình, ông không ngừng tuyên bố rằng các tư tưởng của các ông không phải là một giáo điều để người ta học thuộc lòng và nhắc lại một cách máy móc, mà là một hướng dẫn cho hành động. Nhưng, cũng chính trong thời gian đó, thuật ngữ CNM, theo nghĩa tích cực như được sử dụng cho đến ngày nay, đã được chính thức chấp nhận. Vì Enghen, cũng như các chiến sĩ chân thành đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội chân chính, đã làm cho quan điểm của Mac chiến thắng các ảnh hưởng của một thứ chủ nghĩa xã hội mà các ông gọi là chủ nghĩa xã hội chiết trung hồi đó tức là một sự pha trộn các yếu tố trong các quan điểm của Laxan (F. Lassalle), Rôtbectuyt (J. K. Rodbertus), Langhê (F. Lange), Đuyrinh (K. Duhring)... với các yếu tố macxit. Các thuật ngữ CNM và macxit được sử dụng chính thức để chỉ quan điểm lí luận của Mac và Enghen là tác giả, và những người tán thành quan điểm ấy.

Trong "Lutvich Foiơbăc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức", sau khi đã nêu rõ: "Từ sự tan rã của trường phái Hêghen cũng còn nảy ra một khuynh hướng khác, khuynh hướng duy nhất thực sự đem lại kết quả - khuynh hướng này gắn liền với tên tuổi của Mac". Enghen đưa ra lời chú thích sau: "Ở đây, xin cho phép tôi trình bày một giải thích có liên quan đến cá nhân tôi. Gần đây, người ta đã nhiều lần nói đến phần tham gia của tôi vào việc xây dựng ra học thuyết đó, và vì vậy, tôi bắt buộc phải nói vài lời để giải quyết dứt khoát vấn đề. Tôi không thể phủ nhận rằng trước khi cộng tác với Mac và trong 40 năm cộng tác với Mac, tôi đã góp một phần nào của riêng mình vào việc xây dựng, nhất là vào việc phát triển học thuyết này. Nhưng đại bộ phận các tư tưởng chỉ đạo cơ bản, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và lịch sử, và đặc biệt là trong việc trình bày các tư tưởng ấy thành những công thức chặt chẽ cuối cùng, thì đó là phần của Mac. Phần đóng góp của tôi - nhiều lắm là trừ một vài ngành chuyên môn - Mac vẫn có thể làm được mà không cần có tôi. Nhưng điều mà Mac đã làm thì tôi không thể làm được. Mac hơn tất cả chúng tôi, nhìn xa hơn, rộng hơn và nhanh hơn tất cả chúng tôi. Mac là một thiên tài. Mà chúng tôi may lắm cũng chỉ là những người có tài thôi. Nếu không có Mac, thì lí luận thật khó mà được như ngày nay, vì vậy gọi lí luận đó bằng tên của Mac là điều chính đáng ("Mac - Enghen, toàn tập", tiếng Đức, tập 21).

Về nội dung lí luận, CNM là thừa kế chính đáng của tất cả những gì tốt đẹp đã được loài người tạo ra vào thế kỉ 19: triết học Đức, kinh tế học chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội học Pháp. Nó vừa có tính cách mạng lại vừa có tính khoa học. Nó chủ yếu dựa vào sự phân tích về các đối kháng giữa các giai cấp xã hội; các đối kháng này, xét đến cùng, cũng là do các điều kiện kinh tế quyết định. Đối kháng giai cấp dẫn đến đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp vừa là lịch sử, lại vừa là động lực của lịch sử, và là nguồn gốc của sự hình thành các phương thức sản xuất kế tiếp nhau. Mac phân biệt năm phương thức sản xuất trong lịch sử: các phương thức sản xuất cổ đại, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, Châu Á và xã hội chủ nghĩa. Ngoài quy luật phát triển chung của xã hội loài người, CNM còn nghiên cứu về các quy luật vận động riêng biệt của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của xã hội tư sản do phương thức sản xuất đó đề ra. CNM chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội tương lai, không có áp bức, bóc lột, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Kết hợp với việc khái quát các kinh nghiệm đấu tranh giai cấp đương thời và trong lịch sử, CNM đồng thời đưa ra những vấn đề có tính chất cương lĩnh, chiến lược và sách lược cho cuộc đấu tranh giải phóng của phong trào công nhân nhằm lật đổ xã hội tư bản chủ nghĩa cùng những chế độ nhà nước mà xã hội đó đã tạo nên, và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội. Xt. Chủ nghĩa Mac - Lênin.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới