Ảnh của tôi
Diễn đàn thanh niên cộng sản Việt nam này được xuất phát từ ý tưởng bảo vệ đường lối phát triển của lãnh đạo và nhân dân Việt nam.Bao gồm các thành viên trong mạng Internet( và mạng Chát Paltalk ).

Thứ Hai

Cơ hội... khủng hoảng


Phải làm gì để biến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thành cơ hội, nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh và vượt qua sức ì nội tại cản trở kinh tế Việt Nam phát triển? Khủng hoảng cũng là một cơ hội cho đất nước ta vượt chính mình. Câu hỏi lớn đã được Giáo sư Richael Poter, trường Đại học Kinh doanh Havard (Mỹ) “giải phẫu” thấu đáo tại cuộc hội thảo quốc tế “cạnh tranh toàn cầu và lợi thế Việt Nam”, vừa diễn ra tại TP.HCM.

Theo giáo sư, bản đồ vị thế cạnh tranh toàn cầu của các quốc gia và một số khu vực sẽ được “vẽ” lại trong bối cảnh cơn “động đất” tài chính trong lòng nước Mỹ đã nhanh chóng lan ra thành cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế thế giới, ông cho rằng, tăng trưởng nhờ “bong bóng” bất động sản là kiểu kinh doanh sẽ đi vào quá khứ sau sự đổ vỡ ở Mỹ. Tăng trưởng dựa trên tín dụng dễ dãi và đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ khó khăn gấp bội. Các quốc gia và khu vực sẽ chỉ gặt hái được thành quả khi có được môi trường kinh doanh tạo năng suất cao.

Việt Nam sẽ đứng ở đâu trên bản đồ kinh tế khu vực và toàn cầu? Sẽ làm gì để biến cuộc khủng hoảng thế giới thành cơ hội vượt qua những điểm yếu trong cạnh tranh trước mắt và lâu dài? Giáo sư đại học Havard cho rằng, về ngắn hạn, Việt Nam cần xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên các thế mạnh. Đó là nguồn lao động dồi dào giá rẻ và cần cù cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia Nhật Bản, thế mạnh nguồn nhân lực giá rẻ và cần cù hiện đang… mất dần. Nói như câu ngạn ngữ “Cần cù bù thông minh” không thể lấp đầy khoảng trống về trình độ tay nghề và năng suất lao động. Đơn cử trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê, mặc dù Việt Nam đứng hàng đầu danh sách các nước xuất khẩu nhưng vẫn còn tụt lại phía sau khá xa so với Colombia, Kenya trong việc cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tương tự, xuất khẩu gạo cũng chưa thể “vượt mặt” nước láng giềng Thái Lan từ cả chục năm nay. Có thể ví thực trạng cạnh tranh này chẳng khác gì trong môn thể thao vua- bóng đá. Về trung hạn, Việt Nam cần dịch chuyển từ việc quá dựa dẫm vào nguồn lao động rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới dạng “ăn xổi”, sang việc sản xuất các mặt hàng và dịch vụ có hàm lượng tăng trưởng và giá trị cao hơn.

Cứ nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP và kết quả xóa đói giảm nghèo, thế giới đều vỗ tay ca ngợi. Song, giờ đây vốn liếng này không đủ, hơn thế lại phải đối phó với những khó khăn tồn tại ngay trong lòng đất nước như tình trạng cổ phần hóa ì ạch, cải cách giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất hợp lý cộng với những yếu kém về cơ sở hạ tầng, giao thông, cảng biển…

Trong thời buổi khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, các cơ hội và rủi ro, hiểm họa biến đổi khôn lường. Quan điểm của giáo sư đại học Havard là ở Việt Nam có quá nhiều tư duy ngắn hạn chỉ nhằm ứng phó với các cơ hội ngắn hạn. Lập ra một chiến lược dài hạn tức là tận dụng được cơ hội và giảm thiểu mối nguy hại. Các chính sách ngắn hạn sẽ trở nên hữu hiệu nhất nếu đó là một phần của chiến lược dài hạn. Giờ đây, Chính phủ và giới doanh nghiệp có cơ hội tận dụng lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Đan Thanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin Việt nam

Diễn đàn Thanh niên Cộng sản Việt nam

Tin thế giới